Skip to main content

Các hệ thống quảng cáo giúp kiếm tiền từ blog

Khi các blogger nghĩ đến quảng cáo trực tuyến, Google AdSense là cái tên đầu tiên xuất hiện trong đầu họ. Google đã tạo được một hình ảnh tuyệt vời trên thị trường quảng cáo trực tuyến bằng sản phẩm AdSense. Dẫu vậy, Google không phải là trò chơi duy nhất trên phố. Là một webmaster, trách nhiệm của bạn là phải tìm các cách kiếm tiền khác nhau cho website của mình. Như tất cả chúng ta đều biết, đặt hết trứng vào một giỏ không phải là việc không ngoan. Tôi đã từng ghé qua không biết bao nhiêu blog, ở đó họ chẳng có cách kiếm tiền nào khác ngoài AdSense.

Tôi đã trao đổi vấn đề này với Bratford Liedel của site ModemHelp.net và anh ta đưa ra một ý tưởng rất thú vị: Tại sao không lập một danh sách tất cả các cơ hội quảng cáo trực tuyến đang tồn tại cho các blog và chủ các site? Danh sách này sẽ là một phần của site mới về tài nguyên dành cho các webmaster, nó cho phép thảo luận và bình chọn cho các công ty quảng cáo đã được liệt kê. Site này sẽ sớm được ra mắt. Trong lúc chờ đợi site đó ra mắt, tôi quyết định cho các bạn xem trước danh sách chính. Danh sách này khá nhiều, khoảng 130 công ty. Tôi cũng không biết là sau hai đến ba năm nữa, sẽ còn bao nhiêu site có thể trụ lại được.
Trước khi đọc danh sách bên dưới, Phamen xin giải thích một số thuật ngữ chuyên môn giúp các bạn đọc tiện theo dõi.
  • CPM (Cost per Million hay Cost per thousand Impressions): là loại quảng cáo trả theo số lần hiển thị, cụ thể là 1000 lần. Ví dụ: giá CPM = $1, tức là nếu quảng cáo đó được hiển thị hay được xem 1000 lần thì bạn sẽ được trả $1.
  • CPC (Cost per Click): là loại quảng cáo trả tiền theo số lần click vào quảng cáo đó. Số tiền bạn kiếm được phụ thuộc vào số lượng click. Ví dụ: giá cho mỗi click là $1. Nếu có 100 click vào quảng cáo thì bạn sẽ được $100. Càng có nhiều click thì bạn càng được nhiều tiền.
  • CPA (Cost per Action): là loại quảng cáo trả tiền khi người đọc click vào quảng cáo và thực hiện một hay một số hành vi mà nhà quảng cáo quy định. Hành vi đơn giản nhất có thể là: đăng ký thành viên, đăng ký nhận email giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ, có thể là dùng thử sản phẩm, v.v. và cao nhất là mua hàng hóa hay dịch vụ nào đó mà nhà quảng cáo chào bán.
  • CPL (Cost per Lead), CPS (Cost per Sales): cũng tương tự như CPA, nhưng đây là loại quảng cáo chuyên giới thiệu để bán sản phẩm, do vậy người đọc click vào quảng cáo và phải mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó mà nhà quảng cáo chào bán thì bạn mới nhận được tiền quảng cáo hoặc hoa hồng giới thiệu bán hàng. CPA, CPL và CPS là những hình thức quảng cáo yêu cầu cao hơn CPC và CPM, nhưng số tiền bạn thu được cũng cao hơn rất nhiều.
Các hệ thống chủ yếu bán quảng cáo CPM – CPM Based Ad Networks
Các hệ thống chủ yếu bán quảng cáo CPA/CPL – CPA/CPL Ad Networks
Các hệ thống chủ yếu bán quảng cáo CPC – CPC Ad Networks
Các hệ thống Mua sắm, so sánh – Shopping/Comparison Networks
Các hệ thống quảng cáo không tuân theo chuẩn – Pop ups, Expendable, Pay Per Post, v.v.
Các hệ thống quảng cáo theo khu vực địa lý riêng – Specific Demographic Ad Networks
Các hệ thống chủ yếu bán quảng cáo CPM không phải của Mỹ
Các hệ thống chủ yếu bán quảng cáo CPC không phải của Mỹ
Các hệ thống chủ yếu bán quảng cáo CPA/CPL không phải của Mỹ
Nếu như bạn biết thêm được hệ thống quảng cáo nào khác không có mặt trong danh sách này, xin vui lòng cho biết để mọi người cùng tham khảo.
Nguồn từ: Phamen

Comments

  1. Cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin.
    .....................................................
    Sunpo Corporation
    Chuyên kinh doanh máy nước nóng năng lượng mặt trời – liên doanh Úc và Israel.
    Tel: 08. 3984 3985 – 0984 53 22 55
    Mail: info@sunpo.com.vn
    Click xem chi tiết: Chuyên máy nước nóng năng lượng mặt trời Sunpo hoặc chuyen may nuoc nong nang luong mat troi Sunpo

    ReplyDelete

Post a Comment

Popular posts from this blog

So sánh những framework hỗ trợ viết ứng dụng trên SmartPhone

Khi lập trình trên SmartPhone bạn không nhất thiết phải học những ngôn ngữ đặc thù trên từng loại hệ điều hành thì mới có thể lập trình được. Ví dụ như muốn lập trình trên iOS thì phải học ngôn ngữ Objective-C hay Swift, muốn lập trình được trên Android thì học ngôn ngữ Java, muốn lập trình trên WinPhone thì học ngôn ngữ C#. Hiện nay có rất nhiều những framework giúp đỡ cho các bạn rất nhiều khi các bạn muốn viết trên nhiều nền tảng smartphone bằng ngôn ngữ mà bạn yêu thích. Theo mình thấy thì hiện nay có 3 loại như: Native App, Hybrid Mobile App, Native Cross-Platform App. 1. Native App: là những ứng dụng sử dụng những framework và ngôn ngữ lập trình của hệ thống cung cấp sẵn. Ví dụ như bạn muốn lập trình iOS thì phải cài XCode, học ngôn ngữ Objective-C hay Swift, lập trình Android thì cài Android Studio và học ngôn ngữ Java. - Ưu điểm: Hiệu năng thực thi ứng dụng trên nền tảng nhanh và hiệu quả. Không bị phụ thuộc vào bên thứ 3. Khi phát hành ứng dụng trên những Mobile Store cũng dễ...

Phân biệt biến kiểu Property, Public, Protected, Private trong ngôn ngữ Objective C

- Theo kinh nghiệm làm việc của mình với các bạn trong nhóm khi lập trình Objective-C và cũng đọc qua code của những project cũ. Ít khi nào mọi người để ý và khai báo đúng với ý đồ của từng đối tượng, và vi phạm quy tắc tính đóng gói, tính bảo mật thông tin của đối tượng trong lập trình hướng đối tượng (Tham khảo lý thuyết Lập trình hướng đối tượng tại trang Wiki ). - Theo ngôn ngữ lập trình Java, người ta khuyến khích mỗi khi dùng biến kiểu public thì nên đặt 1 biến private và hỗ trợ những hàm getter/setter để truy suất biến private đó.     + Nguyên nhân họ nói là đảm bảo tính đóng gói, và nếu sau này có thay đổi gì trên biến đó bạn có thể sửa được dễ dàng, chi tiết về vấn đề này ở đây .     + Nói tóm tại thì nguyên nhân chính là có thể kiểm soát được truy xuất đến giá trị của 1 đối tượng từ bên ngoài, có thể dễ dàng mở rộng code bằng cách override lại những hàm getter/setter. - Các bạn có thể áp dụng nguyên tắc đó từ bên Java qua ngôn ngữ lập trình Object...

Hướng dẫn dùng Serverless sử dụng Lambda AWS

1. Lambda function là gì? AWS Lambda cho phép bạn chạy mã mà không cần cung cấp hay quản lý máy chủ. Bạn chỉ phải trả tiền cho thời gian xử lý thông tin đã sử dụng. Với Lambda, bạn có thể chạy mã cho gần như toàn bộ các loại ứng dụng hay dịch vụ backend – tất cả đều không cần quản trị. Chỉ cần tải đoạn mã của bạn lên và Lambda sẽ lo hết những gì cần làm để chạy và mở rộng mã của bạn với mức độ có sẵn cao. Bạn có thể thiết lập mã của bạn tự động kích hoạt từ các dịch vụ AWS khác, hoặc gọi trực tiếp từ bất cứ ứng dụng web hay di động nào. Chi phí chạy trên lambda function rẻ so với chi phí bạn mua 1 con server, duy trì và quản trị nó ( ví dụ như bạn phải xử lý bất đồng bộ những request, khi lượng user bạn tăng đột biến bạn phải có cơ chế auto scale, chứ không thì server bị sẽ bị treo, khi server bị treo bạn phải tự động khởi động lại sẽ mất thời gian,... ).