Skip to main content

Hướng dẫn dùng Serverless sử dụng Lambda AWS

1. Lambda function là gì?

AWS Lambda cho phép bạn chạy mã mà không cần cung cấp hay quản lý máy chủ. Bạn chỉ phải trả tiền cho thời gian xử lý thông tin đã sử dụng.

Với Lambda, bạn có thể chạy mã cho gần như toàn bộ các loại ứng dụng hay dịch vụ backend – tất cả đều không cần quản trị. Chỉ cần tải đoạn mã của bạn lên và Lambda sẽ lo hết những gì cần làm để chạy và mở rộng mã của bạn với mức độ có sẵn cao. Bạn có thể thiết lập mã của bạn tự động kích hoạt từ các dịch vụ AWS khác, hoặc gọi trực tiếp từ bất cứ ứng dụng web hay di động nào.

Chi phí chạy trên lambda function rẻ so với chi phí bạn mua 1 con server, duy trì và quản trị nó ( ví dụ như bạn phải xử lý bất đồng bộ những request, khi lượng user bạn tăng đột biến bạn phải có cơ chế auto scale, chứ không thì server bị sẽ bị treo, khi server bị treo bạn phải tự động khởi động lại sẽ mất thời gian,... ).


2. Tại sao lại sử dụng Lambda function?

Vì có những lợi ích như sau:

- KHÔNG CÓ MÁY CHỦ ĐỂ QUẢN LÝ
AWS Lambda tự động chạy đoạn mã của bạn mà không cần cung cấp hay quản lý máy chủ. Chỉ cần viết mã và tải lên Lambda.

- MỞ RỘNG LIÊN TỤC
AWS Lambda tự động mở rộng ứng dụng của bạn bằng cách chạy mã cho mỗi lần kích hoạt. Mã của bạn sẽ chạy song song và xử lý cho từng lần kích hoạt, đáp ứng mở rộng theo đúng khối lượng công việc.

- ĐO TỪNG MILI GIÂY
Với AWS Lambda, bạn sẽ phải trả phí cho mỗi 100 mili giây mà mã của bạn chạy, và số lần mã của bạn được kích hoạt. Bạn chỉ phải trả tiền cho thời gian xử lý thông tin đã sử dụng.

- HIỆU NĂNG ỔN ĐỊNH
Với AWS Lambda, bạn có thể tối ưu hóa thời gian thực thi mã bằng cách chọn kích thước bộ nhớ phù hợp với hàm của bạn. Bạn cũng có thể kích hoạt Tính đồng thời được cung cấp để đảm bảo tính sẵn sàng cực cao và duy trì khởi tạo nhằm đáp ứng trong vài mili giây cho các hàm của bạn.

3.  Những khó khăn khi xài Lambda function?

- Bị giới hạn timeout là 30 giây. Nhưng bạn có thể lách luật này bằng cách từ Lambda function này bạn có thể gọi 1 lambda function khác bằng giao thức trực tiếp thì có thể kéo dài thời gian xử lý công viện lên 900 giây. Đa số các bạn bị limit timeout là do API Gateway.

- Bị giới hạn của CloudFormation Resource là 200, vì thế nên tổ chức chia những chức năng vào 1 Serverless project cho hợp lý. Và bạn có thể dùng Expressjs Framework để chia nhỏ những API trong 1 lambda function. Nhưng bạn phải log làm sao để phân biệt những API này cho dễ debug.

- Khó khi filter log trên Cloud Watch. Nếu bạn muốn filter log trên Cloud Watch thì bạn nên log theo format mà Cloud Watch quy định thì có thể filter nhanh được, còn không thì rất vất vả khi xem log này.

4. Serverless framework là gì?

Là công cụ giúp cuộc sống của bạn dễ dàng sử dụng những dịch vụ trên những nền tảng cloud như: AWS, Google Cloud, Azure, Openwhisk, Kubeless, Tencent cloud,... Bạn có thể dùng bất kỳ ngôn ngữ nào bạn thích như: nodejs, swift, ruby, java, python, go, php. Có thể deploy từ backend đến web frontend.

5.  Hướng dẫn cài đặt Serverless framework:

Để cài serverless bạn phải mở terminal lên và cài những công cụ như npm, nếu bạn đang xài MacOS hay Linux thì bạn nên cài node & npm theo nvm. Bạn có thể cài nhiều phiên bản node bằng nvm.
 $ curl -o- https://raw.githubusercontent.com/nvm-sh/nvm/v0.35.3/install.sh | bash 
Mở file bash (~/.bash_profile, ~/.zshrc, ~/.profile, or ~/.bashrc) lưu nội dung như:
 export NVM_DIR="$([ -z "${XDG_CONFIG_HOME-}" ] && printf %s "${HOME}/.nvm" || printf %s "${XDG_CONFIG_HOME}/nvm")"
[ -s "$NVM_DIR/nvm.sh" ] && \. "$NVM_DIR/nvm.sh" # This loads nvm 
Nếu bạn muốn cài phiên bản mới nhất của node 12 thì có thể nhập như sau:
 $ nvm install v12 

Ở đây mình ví dụ dùng Serverless với AWS, bạn vào trang này để cài AWS CLI phiên bản 2 vào tuỳ theo từng hệ điều hành.
 $ curl "https://awscli.amazonaws.com/AWSCLIV2.pkg" -o "AWSCLIV2.pkg"
 $ sudo installer -pkg ./AWSCLIV2.pkg -target / 

Và bây giờ chúng ta có thể cài được serverless rồi:
 $ curl -o- -L https://slss.io/install | bash 

6. Tạo project bằng Serverless framework:

Bạn có thể sinh 1 dự án mẫu bằng lệnh của serverless và muốn deploy lên aws và dùng ngôn ngữ nodejs như:
 $ serverless create --template aws-nodejs --name sample-serverless 
Ngoài template này bạn có thể xem thêm tại đây.

Khi khởi tạo xong chỉ có 3 files:
- 'serverless.yml': Đây là file chứa thông số thiết lập của serverless. Dòng 'functions' sẽ khai báo những API.
- 'handler.js': Chứa nội dung code javascript.
- '.gitignore': là file ẩn chứa danh sách những file mà bạn không muốn commit và push lên git.

Bạn muốn chạy được API này ở dưới localhost thì bạn phải cài thêm công cụ serverless-offline như sau:
- Di chuyển đến thư mục chứa source code và khởi tạo file 'package.json':
 $ npm init 
Cần khai báo những thông tin như: package name, version, description, entry point, test command, git repository, keywords, author, license. Bạn có thể enter hết nếu muốn dùng những giá trị mặc định.
 $ npm install serverless-offline --save-dev 
Cài serverless-offline và lưu vào file package.json trong môi trường development, để lần cài sau hoặc người khác có thể tải những công cụ cần thiết này về máy bằng 1 lệnh 'npm install' thôi.
Nên khi push code lên git bạn nhớ push luôn file 'package.json' hoặc file 'package-lock.json', file lock này bạn có thể push lên hoặc không cần push cũng được, vì file lock này sẽ chứa chính xác phiên bản mà bạn đang xài để những người khác sẽ tải chính xác những bản này về.

Mở file 'serverless.yml' lên và khai báo tên function, đường dẫn API, kiểu phương thức là get, và khai báo plugin:
functions:
  hello:
    handler: handler.hello
    events:
      - http:
          path: hello
          method: get
plugins:
  - serverless-offline 

Bạn chạy serverless offline bằng lệnh sau:
 $ serverless offline 


Ở đây mình khai báo 1 function đơn giản là get để bạn có thể test bằng browser hoặc bạn có thể dùng cộng cụ Postman để test những API 'http://localhost:3000/dev/hello' này:

7.  Deploy 1 project bằng Serverless framework:

Sau khi bạn lập trình xong thì phải triển khai trên môi trường server để mọi người có thể dùng được.

- Đầu tiên bạn phải đăng nhập vào AWS vào phần IAM, tạo 1 access key cho bạn, bạn có thể tải chúng về bằng file csv để lưu trữ trong máy tính hoặc có thể lưu access key ID hoặc secret access key ở bất kỳ đâu cũng được. Lưu ý: bạn chỉ được tạo 2 access key thôi, vì thế nếu bạn quên hay chuyển sang máy mới bạn có thể xoá và tạo lại được:

Bạn thay thế access key và access secret và nhập lệnh này vào để lưu access key vào serverless, dùng để chứng thực và đưa code lên AWS.
 $ serverless config credentials --provider aws --key key --secret secret 

Sau khi làm xong những bước này công việc cuối cùng là nhập lệnh để đưa code lên AWS:
 $ serverless deploy --stage dev --region us-east-1 

Bạn có thể khai báo stage và region trong file serverless cũng được, nếu có khai báo trong file thì khỏi cần nhập trong lệnh deploy. Hiện tại lệnh nào sẽ deploy theo stage là dev và vùng US East (N. Virginia) (Đây thiết lập mặc định của serverless nếu bạn không khai báo gì ^^). Danh sách chi tiết những vùng khác có thể xem tại đây.

8. Cơ chế tổ chức source khi deploy bằng serverless:

1. Serverless sẽ tạo 1 stack trong CloudFormation.
2. Serverless sẽ tạo 1 bucket trên S3 và upload file đã được zip lên đây.
3. Serverless sẽ tạo 1 application và những Lambda function, trỏ chúng đến file zip trên S3.
4. Serverless sẽ tạo 1 port trên API Gateway liên kết đến Lambda function, để public API đó ra ngoài.

Tham khảo:

https://serverless-stack.com/chapters/organizing-serverless-projects.html
https://serverless.com/blog/serverless-workaround-cloudformation-200-resource-limit/
https://docs.aws.amazon.com/en_us/AWSCloudFormation/latest/UserGuide/cloudformation-limits.html
https://aws.amazon.com/vi/blogs/mt/simplifying-apache-server-logs-with-amazon-cloudwatch-logs-insights/

Comments

Popular posts from this blog

Phân biệt biến kiểu Property, Public, Protected, Private trong ngôn ngữ Objective C

- Theo kinh nghiệm làm việc của mình với các bạn trong nhóm khi lập trình Objective-C và cũng đọc qua code của những project cũ. Ít khi nào mọi người để ý và khai báo đúng với ý đồ của từng đối tượng, và vi phạm quy tắc tính đóng gói, tính bảo mật thông tin của đối tượng trong lập trình hướng đối tượng (Tham khảo lý thuyết Lập trình hướng đối tượng tại trang Wiki ). - Theo ngôn ngữ lập trình Java, người ta khuyến khích mỗi khi dùng biến kiểu public thì nên đặt 1 biến private và hỗ trợ những hàm getter/setter để truy suất biến private đó.     + Nguyên nhân họ nói là đảm bảo tính đóng gói, và nếu sau này có thay đổi gì trên biến đó bạn có thể sửa được dễ dàng, chi tiết về vấn đề này ở đây .     + Nói tóm tại thì nguyên nhân chính là có thể kiểm soát được truy xuất đến giá trị của 1 đối tượng từ bên ngoài, có thể dễ dàng mở rộng code bằng cách override lại những hàm getter/setter. - Các bạn có thể áp dụng nguyên tắc đó từ bên Java qua ngôn ngữ lập trình Object...

(Kinh nghiệm) Auto layout và Size classes trong iOS - Phần 1

Trước đây khi viết những ứng dụng chạy trên nhiều màn hình hoặc hỗ trợ màn hình xoay ngang, xoay dọc mọi người hay dùng code để có thể chỉnh được những vị trí cũng như kích thước của những đối tượng. Hoặc có thể dùng Autosizing để tự động canh chỉnh những đối tượng nhưng không tối ưu và tiện lợi cho lắm, hình minh hoạ ở dưới: Vì thế từ lúc Apple phát hành ra iPhone 5, iPhone 5s với kích thước màn hình là 4 inch, làm phát sinh thêm vấn đề " Làm thế nào ta có thể thiết kế giao diện có thể chạy được trên nhiều màn hình? " mà không làm thay đổi nhiều code để có thể dễ dàng bảo trì ứng dụng. Apple mới phát triển chức năng Auto Layout và Size Classes để thực hiện nhiệm vụ này. Nếu bạn đã quen dùng Autosizing để thiết kế giao diện thì bạn có thể vẫn sử dụng chúng. Nhưng tuỳ theo từng dự án mà khách hàng hay người PM hoặc leader của bạn muốn bạn dùng công nghệ mới Auto Layout và Size Classes   để làm layout trên iOS mà không cần dùng bất cứ đoạn code nào và chỉ viết trên 1 storyboard...

(Căn bản) Bài 1: Hướng dẫn tạo tài khoản Apple ID và iTune không cần thẻ Visa hoặc MasterCard

Nếu bạn muốn lập trình trên iOs hoặc trên MacOs thì bạn nên có tài khoản Apple ID và tài khoản iTune. Sẽ hữa ích cho bạn khi cài đặt và nân cấp chương trình XCode. Nhưng khó khăn ở chỗ nếu bạn không có thẻ Visa hoặc Master Card, mà vẫn muốn có tài khoản để có thể cài ứng dụng trên AppStore. Sau đây mình xin hướng dẫn cách tạo tài khoản mà không cần những thẻ đó và có thể tạo tài khoản trên những store ở các nước khác. Đầu tiên bạn mở chương trình iTune lên và vào tab "App Store", sau đó bạn kiếm chương trình nào Free và nhấn vào đó nó sẽ hiển thị ra màn hình như sau:    Khi đang ở màn hình này bạn nhấn vào chữ "Free" bên dưới hình sẽ hiển thị ô cho bạn nhập Apple ID và Password.Vì bạn chưa có nên hãy nhấn vào nút "Create Apple ID" để tạo tài khoản. Sau khi bạn nhấn vào nút "Create Apple ID" bạn sẽ qua màn hình như bên dưới. Tại đây bạn có thể chuyển AppStore của các nước (Vì có những chương trình chỉ cài được trên từng AppStore mỗi nước thôi) hi...