Skip to main content

So sánh những framework hỗ trợ viết ứng dụng trên SmartPhone

Khi lập trình trên SmartPhone bạn không nhất thiết phải học những ngôn ngữ đặc thù trên từng loại hệ điều hành thì mới có thể lập trình được. Ví dụ như muốn lập trình trên iOS thì phải học ngôn ngữ Objective-C hay Swift, muốn lập trình được trên Android thì học ngôn ngữ Java, muốn lập trình trên WinPhone thì học ngôn ngữ C#.


Hiện nay có rất nhiều những framework giúp đỡ cho các bạn rất nhiều khi các bạn muốn viết trên nhiều nền tảng smartphone bằng ngôn ngữ mà bạn yêu thích. Theo mình thấy thì hiện nay có 3 loại như: Native App, Hybrid Mobile App, Native Cross-Platform App.

1. Native App: là những ứng dụng sử dụng những framework và ngôn ngữ lập trình của hệ thống cung cấp sẵn. Ví dụ như bạn muốn lập trình iOS thì phải cài XCode, học ngôn ngữ Objective-C hay Swift, lập trình Android thì cài Android Studio và học ngôn ngữ Java.

- Ưu điểm: Hiệu năng thực thi ứng dụng trên nền tảng nhanh và hiệu quả. Không bị phụ thuộc vào bên thứ 3. Khi phát hành ứng dụng trên những Mobile Store cũng dễ dàng và tự tin khỏi bị reject app.

- Nhược điểm: Chỉ thực thi ứng dụng trên từng nền tảng, do đó ứng dụng nào viết trên đa nền tảng sẽ tốn nhiều chi phí hơn.

2. Hybrid Mobile App: là những ứng dụng sử dụng những framework của bên thứ 3 như AngularJSCordova để build ứng dụng trên SmartPhone sử dụng ngôn ngữ Javascript, Html, Css. PhoneGap bây giờ cũng dùng nền tảng của Cordova rồi. Có những framework tích hợp những framework đó (AngularJs, Cordova) lại với nhau như Ionic, Monaca, OnsenUI, Intel XDK, Framework7... Loại này thì dân lập trình web chuyển sang mobile rất thích xài.

Khi lập trình loại này bạn nên phân biệt những loại framework đó như: AngularJS hỗ trợ cho bạn cấu trúc MVC, những đối tượng bạn xử lý trên web và giao diện, Cordova hỗ trợ cho bạn build những code html, css trên smartphone, còn Ionic hỗ trợ cho bạn kết hợp AngularJS với Cordova lại với nhau để bạn dễ dàng sử dụng, ngoài ra Ionic còn hỗ trợ những đối tượng css, animation để các bạn có thể xử lý trên mobile dễ dàng và không sợ bị bể giao diện. CLI để bạn dễ dàng build và run ứng dụng trên terminal mà không cần mở XCode hay Android Studio.

- Ưu điểm: Có thể viết trên nhiều nền tảng (iOS, Android, Win-Phone, Web, Blackberry, ....) chỉ với 1 project. Tiết kiệm chi phí.

- Nhược điểm: Hiệu năng thực thi ứng dụng trên từng nền tảng chậm, do đó chỉ nên viết những ứng dụng bằng cách này, viết những game thì nên dùng những framework khác chuyên viết game chứ không nên dùng cách này. Nếu các bạn viết không khéo và không giống ứng dụng trên mobile thì sẽ bị Apple reject.

3. Native Cross-Platform App: là những ứng dụng viết trên nền tảng smartphone mà dùng những framework nổi tiếng như Xamarin (dùng ngôn ngữ C# viết cho nền tảng iOS, Android, Win-Phone, đã được Microsoft mua lại), React Native (dùng ngôn ngữ Javascript viết cho nền tảng iOS, Android, được Facebook phát triển).

Tại sao họ lại gọi chúng là native cross-platform là do những framework này tạo những đối tượng như Button, Label trên framework của họ, nhưng khi thực thi chúng trên từng nền tảng nào thì chúng sẽ chuyển thành những đối tượng tương ứng trên từng loại hệ điều hành.

- Ưu điểm: Có thể viết trên nhiều nền tảng (iOS, Android) chỉ với 1 project, nhưng vẫn sử dụng những đối tượng native của hệ thống. Dùng ngôn ngữ C# hay Javascript để viết ứng dụng cho Mobile.

- Nhược điểm: File cài đặt sẽ bị tăng dung lượng do phải chứa thư viện cross-platform. Bị giới hạn những loại platform mà framework đó hỗ trợ, phụ thuộc vào bên phát hành platform đó.

Thống kê:
Category Framework Platform Language Tool
Native App iOS SDK iOS Objective-C hay Swift XCode
Native App Android SDK Android Java Android Studio
Native App WinPhone SDK WinPhone C# Visual Studio
Hybrid Mobile App Ionic (AngularJS, Cordova) Web, iOS, Android, Win-Phone, Blackberry Javascript, html5, css Bất kỳ IDE nào
Hybrid Mobile App Monaca (AngularJS, VueJS, jQuery, React JS, Meator, Cordova) Web, iOS, Android, Win-Phone, Blackberry Javascript, html5, css Bất kỳ IDE nào
Hybrid Mobile App Onsen UI (AngularJS, VueJS, React JS, Meator, Cordova) Web, iOS, Android, Win-Phone, Blackberry Javascript, html5, css Bất kỳ IDE nào
Native Cross-Platform App Xamarin iOS, Android, Win-Phone C# Xamarin IDE, Visual Studio
Native Cross-Platform App React Native iOS, Android Javascript Bất kỳ IDE nào

Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho các bạn có thể chọn cho mình loại framework nào yêu thích để viết trên nền tảng smartphone.

Thân ái.

Tài liệu tham khảo:
- Hybrid mobile frameworks.
- Technical guide to cross-platform.

Comments

Popular posts from this blog

Phân biệt biến kiểu Property, Public, Protected, Private trong ngôn ngữ Objective C

- Theo kinh nghiệm làm việc của mình với các bạn trong nhóm khi lập trình Objective-C và cũng đọc qua code của những project cũ. Ít khi nào mọi người để ý và khai báo đúng với ý đồ của từng đối tượng, và vi phạm quy tắc tính đóng gói, tính bảo mật thông tin của đối tượng trong lập trình hướng đối tượng (Tham khảo lý thuyết Lập trình hướng đối tượng tại trang Wiki ). - Theo ngôn ngữ lập trình Java, người ta khuyến khích mỗi khi dùng biến kiểu public thì nên đặt 1 biến private và hỗ trợ những hàm getter/setter để truy suất biến private đó.     + Nguyên nhân họ nói là đảm bảo tính đóng gói, và nếu sau này có thay đổi gì trên biến đó bạn có thể sửa được dễ dàng, chi tiết về vấn đề này ở đây .     + Nói tóm tại thì nguyên nhân chính là có thể kiểm soát được truy xuất đến giá trị của 1 đối tượng từ bên ngoài, có thể dễ dàng mở rộng code bằng cách override lại những hàm getter/setter. - Các bạn có thể áp dụng nguyên tắc đó từ bên Java qua ngôn ngữ lập trình Object...

(Kinh nghiệm) Auto layout và Size classes trong iOS - Phần 1

Trước đây khi viết những ứng dụng chạy trên nhiều màn hình hoặc hỗ trợ màn hình xoay ngang, xoay dọc mọi người hay dùng code để có thể chỉnh được những vị trí cũng như kích thước của những đối tượng. Hoặc có thể dùng Autosizing để tự động canh chỉnh những đối tượng nhưng không tối ưu và tiện lợi cho lắm, hình minh hoạ ở dưới: Vì thế từ lúc Apple phát hành ra iPhone 5, iPhone 5s với kích thước màn hình là 4 inch, làm phát sinh thêm vấn đề " Làm thế nào ta có thể thiết kế giao diện có thể chạy được trên nhiều màn hình? " mà không làm thay đổi nhiều code để có thể dễ dàng bảo trì ứng dụng. Apple mới phát triển chức năng Auto Layout và Size Classes để thực hiện nhiệm vụ này. Nếu bạn đã quen dùng Autosizing để thiết kế giao diện thì bạn có thể vẫn sử dụng chúng. Nhưng tuỳ theo từng dự án mà khách hàng hay người PM hoặc leader của bạn muốn bạn dùng công nghệ mới Auto Layout và Size Classes   để làm layout trên iOS mà không cần dùng bất cứ đoạn code nào và chỉ viết trên 1 storyboard...

(Căn bản) Bài 1: Hướng dẫn tạo tài khoản Apple ID và iTune không cần thẻ Visa hoặc MasterCard

Nếu bạn muốn lập trình trên iOs hoặc trên MacOs thì bạn nên có tài khoản Apple ID và tài khoản iTune. Sẽ hữa ích cho bạn khi cài đặt và nân cấp chương trình XCode. Nhưng khó khăn ở chỗ nếu bạn không có thẻ Visa hoặc Master Card, mà vẫn muốn có tài khoản để có thể cài ứng dụng trên AppStore. Sau đây mình xin hướng dẫn cách tạo tài khoản mà không cần những thẻ đó và có thể tạo tài khoản trên những store ở các nước khác. Đầu tiên bạn mở chương trình iTune lên và vào tab "App Store", sau đó bạn kiếm chương trình nào Free và nhấn vào đó nó sẽ hiển thị ra màn hình như sau:    Khi đang ở màn hình này bạn nhấn vào chữ "Free" bên dưới hình sẽ hiển thị ô cho bạn nhập Apple ID và Password.Vì bạn chưa có nên hãy nhấn vào nút "Create Apple ID" để tạo tài khoản. Sau khi bạn nhấn vào nút "Create Apple ID" bạn sẽ qua màn hình như bên dưới. Tại đây bạn có thể chuyển AppStore của các nước (Vì có những chương trình chỉ cài được trên từng AppStore mỗi nước thôi) hi...