Skip to main content

(Code Coverage) Hướng dẫn thiết lập Code Coverage cho iOS

- Code coverage là gì?
- Code coverage là cách kiểm tra những chức năng bạn đã làm có viết Unit Test hay chưa và đã viết qua những đoạn code nào rồi. Bạn có thể kiểm tra bằng mắt thường nhưng chỉ với 1 project nhỏ, vì thế thông qua Frankencover bạn có thể tạo những báo cáo của code coverage bằng những file html và có màu sắc cho từng dòng và phương thức để dễ dàng kiểm tra 1 cách nhanh chóng và dễ dàng. Ngoài cách này ra có nhiều cách khác bạn có thể tìm hiểu thêm trên mạng.


Mình sẽ hướng dẫn cách cài Frankencover. Điều kiện trước khi đọc qua tài liệu này:
- Bạn đã biết cách viết Unit Test cho iOS.
- Biết những khái niệm về brew và gem trên hệ điều hành. Hướng dẫn cài brew xem tại đây.
- Project có sẵn code và unit test. Project mình giả sử để làm ví dụ là có 1 hàm cộng 2 số là kiểu NSString, và có viết sẵn Unit Test, có thể tải project tại đây.

Hướng dẫn cài fankencover để tạo code coverage trên local:
* Bước 1- Cài đặt: Những đoạn script chạy cần cài đặt những tool như: groovy, lcov, xcpretty.
Cài thông qua Brew:
 $ brew install groovy  
$ brew install lcov
Cài thông qua MacPorts:
 $ sudo port install groovy  
$ sudo port install lcov
Cài xcpretty:
 sudo gem install xcpretty  

* Bước 2 - Thiết lập:
Vào build setting của XCode, thiết lập những thuộc tính "Generate Test Coverage Files" và "Instrument Program Flow" là Yes cho chế độ Debug, như hình sau:

Tại thư mục project tạo file build.sh với nội dung như sau:
 #!/bin/sh  
# First Run Tests
xcodebuild test -project DemoCodeCoverage.xcodeproj/ -scheme 'DemoCodeCoverage' -configuration Debug -destination 'platform=iOS Simulator,name=iPhone 6,OS=8.3' | xcpretty -c --report junit
#We set required coverage to 80% - build fails if coverage falls below this value.
# Now Produce Test Coverage Report
groovy http://frankencover.it/with -source-dir "DemoCodeCoverage/Classes" -required-coverage 80
# Use for local
#groovy frankencover -source-dir "DemoCodeCoverage/Classes" -required-coverage 80
Nếu bạn dùng workspace thì dùng tham số "-workspace DemoCodeCoverage.xcworkspace/".
"platform=iOS Simulator,name=iPhone 6,OS=8.3": Platform để chạy unit test.
"-required-coverage 80" số phần trăm tối thiểu cần phải viết test case để pass.

* Bước 3 - Chạy script để build, chạy unit test và tạo report code coverage, với lệnh như sau:
 sh build.sh  
Giả sử mình mới viết 1 unit test. Sau khi chạy xong kết quả sẽ như sau:
Nó sẽ báo đỏ vì mình mới chỉ viết test case dc có 15.8% của những chức năng cần test. Để xem chi tiết bạn nên mở file html trong đường dẫn build/reports/coverage/index.html để xem chi tiết như sau:
Ở đây báo mình chỉ test được 3/19 dòng và 1/2 chức năng. Mở file ra nó sẽ báo chi tiết những đoạn code chưa viết test.

Bây giờ mình sẽ viết hết những test case cho những đoạn màu đỏ và kết quả build lại như sau:


Bạn đã hoàn thành xong việc kiểm tra code coverage rồi, bạn có thể tải file dự án hoàn chỉnh tại đây. Chúc các bạn thành công.

Công cụ dùng để viết: XCode 6.3, iOS 8.3

Tài liệu tham khảo:
- http://frankencover.it/

Comments

Post a Comment

Popular posts from this blog

Phân biệt biến kiểu Property, Public, Protected, Private trong ngôn ngữ Objective C

- Theo kinh nghiệm làm việc của mình với các bạn trong nhóm khi lập trình Objective-C và cũng đọc qua code của những project cũ. Ít khi nào mọi người để ý và khai báo đúng với ý đồ của từng đối tượng, và vi phạm quy tắc tính đóng gói, tính bảo mật thông tin của đối tượng trong lập trình hướng đối tượng (Tham khảo lý thuyết Lập trình hướng đối tượng tại trang Wiki ). - Theo ngôn ngữ lập trình Java, người ta khuyến khích mỗi khi dùng biến kiểu public thì nên đặt 1 biến private và hỗ trợ những hàm getter/setter để truy suất biến private đó.     + Nguyên nhân họ nói là đảm bảo tính đóng gói, và nếu sau này có thay đổi gì trên biến đó bạn có thể sửa được dễ dàng, chi tiết về vấn đề này ở đây .     + Nói tóm tại thì nguyên nhân chính là có thể kiểm soát được truy xuất đến giá trị của 1 đối tượng từ bên ngoài, có thể dễ dàng mở rộng code bằng cách override lại những hàm getter/setter. - Các bạn có thể áp dụng nguyên tắc đó từ bên Java qua ngôn ngữ lập trình Object...

(Kinh nghiệm) Auto layout và Size classes trong iOS - Phần 1

Trước đây khi viết những ứng dụng chạy trên nhiều màn hình hoặc hỗ trợ màn hình xoay ngang, xoay dọc mọi người hay dùng code để có thể chỉnh được những vị trí cũng như kích thước của những đối tượng. Hoặc có thể dùng Autosizing để tự động canh chỉnh những đối tượng nhưng không tối ưu và tiện lợi cho lắm, hình minh hoạ ở dưới: Vì thế từ lúc Apple phát hành ra iPhone 5, iPhone 5s với kích thước màn hình là 4 inch, làm phát sinh thêm vấn đề " Làm thế nào ta có thể thiết kế giao diện có thể chạy được trên nhiều màn hình? " mà không làm thay đổi nhiều code để có thể dễ dàng bảo trì ứng dụng. Apple mới phát triển chức năng Auto Layout và Size Classes để thực hiện nhiệm vụ này. Nếu bạn đã quen dùng Autosizing để thiết kế giao diện thì bạn có thể vẫn sử dụng chúng. Nhưng tuỳ theo từng dự án mà khách hàng hay người PM hoặc leader của bạn muốn bạn dùng công nghệ mới Auto Layout và Size Classes   để làm layout trên iOS mà không cần dùng bất cứ đoạn code nào và chỉ viết trên 1 storyboard...

(Căn bản) Bài 1: Hướng dẫn tạo tài khoản Apple ID và iTune không cần thẻ Visa hoặc MasterCard

Nếu bạn muốn lập trình trên iOs hoặc trên MacOs thì bạn nên có tài khoản Apple ID và tài khoản iTune. Sẽ hữa ích cho bạn khi cài đặt và nân cấp chương trình XCode. Nhưng khó khăn ở chỗ nếu bạn không có thẻ Visa hoặc Master Card, mà vẫn muốn có tài khoản để có thể cài ứng dụng trên AppStore. Sau đây mình xin hướng dẫn cách tạo tài khoản mà không cần những thẻ đó và có thể tạo tài khoản trên những store ở các nước khác. Đầu tiên bạn mở chương trình iTune lên và vào tab "App Store", sau đó bạn kiếm chương trình nào Free và nhấn vào đó nó sẽ hiển thị ra màn hình như sau:    Khi đang ở màn hình này bạn nhấn vào chữ "Free" bên dưới hình sẽ hiển thị ô cho bạn nhập Apple ID và Password.Vì bạn chưa có nên hãy nhấn vào nút "Create Apple ID" để tạo tài khoản. Sau khi bạn nhấn vào nút "Create Apple ID" bạn sẽ qua màn hình như bên dưới. Tại đây bạn có thể chuyển AppStore của các nước (Vì có những chương trình chỉ cài được trên từng AppStore mỗi nước thôi) hi...