Skip to main content

Phân biệt những kiểu khai báo file #include, #import và @import trong Objective C (Có hình ảnh minh hoạ)

Trong ngôn ngữ lập trình Objective C, khi khởi tạo 1 đối tượng hệ thống sẽ thường sinh ra 2 file có đuôi khác nhau là file ".h" và file ".m". Vậy câu hỏi được đặt ra là khi ta khai báo file nên khái báo trong file .h hay file .m ? Chúng có sự khác biệt nào không? Hãy cùng mình phân tích sự khác biệt khi khai báo trong từng loại file.

Ví dụ: Mình tạo 3 đối tượng có tên như: ObjectA, ObjectB, ObjectC. Trong ObjectA mình có dùng ObjectB, trong ObjectB mình có dùng ObjectC và trong ObjectC mình có dùng ObjectA. Những đối tượng này đều có thuộc tính là "name".

- Trường hợp 1: Giả sử mình khai báo bằng #include trong những file .h. Như hình sau:


Khi build thì XCode báo thành công, nhưng khi ta #include Object A trong file ViewController.h thì sau khi build XCode sẽ báo lỗi như: "fatal error: too many errors emitted, stopping now [-ferror-limit=]"

Khi XCode báo lỗi này có nghĩa chúng ta đã khai báo những đối tượng này chồng lên nhau vì thế không thể nào build thành công.
Hình ảnh minh hoạ:

- Trường hợp 2: Chúng ta sẽ thay thế bằng cách dùng #import thay cho #include. Sau khi build XCode sẽ báo thành công.
Chúng ta đã sửa được lỗi khai báo vòng? Xin thưa là vẫn chưa fix được lỗi khai báo vòng theo kiểu này vì nếu giả sử ta cũng phải khai báo đối tượng ViewController trong ObjectA  và khai báo ObjectB trong ViewController, thì sau khi build XCode cũng sẽ báo lỗi khai báo vòng.
Hình ảnh minh hoạ:
Làm thế nào chúng ta giải quyết vấn đề này? Cách giải quyết như sau: Chúng ta nên dùng từ khoá là @class để khai báo đối tượng đó trong file .h và #import đối tượng đó trong file .m.


Kết luận:
- Luôn khai báo đối tượng trong file .m và dùng từ khoá @class để khai báo đối tượng trong file .h.
- Ngoại trừ những trường đặc biệt mới khai báo trong file .h:
  + Ví dụ: khai báo custom delegate của những đối tượng trong file .h thì nên khai báo trong file .h.
  + Ví dụ 2: Khai báo quan hệ cha và con trong Order và Order detail. Nếu trong Order.h ta có import OrderDetail.h thì khi sử dụng trong những file khác ta chỉ cần import Order.h thì ta vẫn sử dụng được đối tượng OrderDetail.

Phân biệt những kiểu khai báo trong Objective C:
- #include: thường được dùng để khai báo những đối tượng viết bằng ngôn ngữ C/C++.
- #import: dùng để khai báo những đối tượng viết bằng ngôn ngữ Objective C.
- @import: cũng giống như #include và #import nhưng dùng để khai báo đối tượng thông qua cơ chế Modules. Chỉ hỗ trợ từ XCode 5 và iOS 7 trở lên. Điểm mạnh của cách khai báo này là ta chỉ cần khai báo những đối tượng trong hệ thống mà không cần phải add framework đó vào project. Hệ thống sẽ tự động tìm đối tượng đó trong những framework của system để import vào. Tham khảo thêm trong tài liệu tham khảo [3].
Khai báo kiểu bình thường:
 #import "CoreAudio.h"  
Sẽ khai báo bằng cách:
 @import CoreAudio;  

Công cụ dùng để viết: XCode 6.3, iOS 8.3

Tài liệu tham khảo:
- [1] http://stackoverflow.com/questions/13250253/difference-between-includes-and-imports
- [2] http://stackoverflow.com/questions/1044360/import-using-angle-brackets-and-quote-marks
- [3] http://stackoverflow.com/questions/5425465/does-objective-c-allow-circular-dependencies

Comments

Popular posts from this blog

So sánh những framework hỗ trợ viết ứng dụng trên SmartPhone

Khi lập trình trên SmartPhone bạn không nhất thiết phải học những ngôn ngữ đặc thù trên từng loại hệ điều hành thì mới có thể lập trình được. Ví dụ như muốn lập trình trên iOS thì phải học ngôn ngữ Objective-C hay Swift, muốn lập trình được trên Android thì học ngôn ngữ Java, muốn lập trình trên WinPhone thì học ngôn ngữ C#. Hiện nay có rất nhiều những framework giúp đỡ cho các bạn rất nhiều khi các bạn muốn viết trên nhiều nền tảng smartphone bằng ngôn ngữ mà bạn yêu thích. Theo mình thấy thì hiện nay có 3 loại như: Native App, Hybrid Mobile App, Native Cross-Platform App. 1. Native App: là những ứng dụng sử dụng những framework và ngôn ngữ lập trình của hệ thống cung cấp sẵn. Ví dụ như bạn muốn lập trình iOS thì phải cài XCode, học ngôn ngữ Objective-C hay Swift, lập trình Android thì cài Android Studio và học ngôn ngữ Java. - Ưu điểm: Hiệu năng thực thi ứng dụng trên nền tảng nhanh và hiệu quả. Không bị phụ thuộc vào bên thứ 3. Khi phát hành ứng dụng trên những Mobile Store cũng dễ...

Phân biệt biến kiểu Property, Public, Protected, Private trong ngôn ngữ Objective C

- Theo kinh nghiệm làm việc của mình với các bạn trong nhóm khi lập trình Objective-C và cũng đọc qua code của những project cũ. Ít khi nào mọi người để ý và khai báo đúng với ý đồ của từng đối tượng, và vi phạm quy tắc tính đóng gói, tính bảo mật thông tin của đối tượng trong lập trình hướng đối tượng (Tham khảo lý thuyết Lập trình hướng đối tượng tại trang Wiki ). - Theo ngôn ngữ lập trình Java, người ta khuyến khích mỗi khi dùng biến kiểu public thì nên đặt 1 biến private và hỗ trợ những hàm getter/setter để truy suất biến private đó.     + Nguyên nhân họ nói là đảm bảo tính đóng gói, và nếu sau này có thay đổi gì trên biến đó bạn có thể sửa được dễ dàng, chi tiết về vấn đề này ở đây .     + Nói tóm tại thì nguyên nhân chính là có thể kiểm soát được truy xuất đến giá trị của 1 đối tượng từ bên ngoài, có thể dễ dàng mở rộng code bằng cách override lại những hàm getter/setter. - Các bạn có thể áp dụng nguyên tắc đó từ bên Java qua ngôn ngữ lập trình Object...

Hướng dẫn dùng Serverless sử dụng Lambda AWS

1. Lambda function là gì? AWS Lambda cho phép bạn chạy mã mà không cần cung cấp hay quản lý máy chủ. Bạn chỉ phải trả tiền cho thời gian xử lý thông tin đã sử dụng. Với Lambda, bạn có thể chạy mã cho gần như toàn bộ các loại ứng dụng hay dịch vụ backend – tất cả đều không cần quản trị. Chỉ cần tải đoạn mã của bạn lên và Lambda sẽ lo hết những gì cần làm để chạy và mở rộng mã của bạn với mức độ có sẵn cao. Bạn có thể thiết lập mã của bạn tự động kích hoạt từ các dịch vụ AWS khác, hoặc gọi trực tiếp từ bất cứ ứng dụng web hay di động nào. Chi phí chạy trên lambda function rẻ so với chi phí bạn mua 1 con server, duy trì và quản trị nó ( ví dụ như bạn phải xử lý bất đồng bộ những request, khi lượng user bạn tăng đột biến bạn phải có cơ chế auto scale, chứ không thì server bị sẽ bị treo, khi server bị treo bạn phải tự động khởi động lại sẽ mất thời gian,... ).