Skip to main content

[Swift] Hướng dẫn kết nối server Perfect với MongoDB

Như bài ví dụ trước mình có hướng dẫn cách thiết lập căn bản để các bạn có thể viết 1 webservice đơn giản và kết nối với cơ sở dữ liệu là database bằng ngôn ngữ Swift. Các bạn có thể xem qua tại đây.

Bài này mình xin hướng dẫn các bạn thiết lập server hiện tại cho chạy với database MongoDB.

MongoDB là gì?

MongoDB là một cơ sở dữ liệu (database) theo dạng tài liệu (document), mã nguồn mở (open source), miễn phí, chạy trên nhiều nền tảng (cross-platform). Được phân loại như là NoSQL database.

MongoDB không sử dụng cấu trúc cơ sở dữ liệu quan hệ dựa theo dạng bảng (table) như truyền thống, mà dùng cơ chế lưu theo dạng document (JSON) với scheme động (MongoDB gọi đó là định dạng BSON) làm cho việc tích hợp các dữ liệu trong một số loại ứng dụng dễ dàng hơn và nhanh hơn.

Còn chần chờ gì nữa các bạn không thử xài MongoDB để cảm nhận công nghệ NoSql là như thế nào ^^.

Hướng dẫn cài đặt MongoDB trên máy local:

Bước 1: Bạn vào trang chủ download của MongoDB. Có 2 cách để cài MongoDB 1 là theo manual tức là bạn tải file về bình thường và cài đặt, cách thứ 2 là cài thông qua brew. Mình thích cài theo cách thứ 2.

Bước 2: Bạn vào trang hướng dẫn cài MongoDB theo brew và làm theo hướng dẫn của người ta. Lưu ý hướng dẫn cài rất đơn giản nhưng có nhìu sư lựa chọn tuỳ theo nhu cầu của bạn thì cài theo dạng bình thường hay có hỗ trợ TLS/SSL

Bước 3: Khởi tạo thư mục chứa dữ liệu MongoDB, bằng cách nhập lệnh sau:
 mkdir -p /data/db


Thiết lập quyền truy suất thư mục đó:
sudo chmod 777 /data/db

Chạy MongoDB server:
mongod
PS: Nên để nguyên tab khởi tạo chạy MongoDB để sử dụng, khi nào không cần sử dụng thì đóng tab này đi để tắt Server của MongoDB.

Mở tab mới trên terminal và nhập lệnh để mở command line cho MongoDB:
mongo

Trên terminal đó bạn nhập dòng lệnh như sau để khởi tạo database với tên là PerfectDatabase:
use PerfectDatabase

Sau đó bạn khởi tạo đối tượng Collection là User (giống Table của cở sở dữ liệu thông thường):
db.createCollection(“User",{capped:true,autoIndexID:true,size:10240,max:100})

Sau khi bạn khởi tạo Collection xong bạn có thể chạy đoạn code Post để thêm dữ liệu trước khi dùng Get api để lấy dữ liệu về như code demo của mình bên dưới.

Hướng dẫn thiết lập MongoDB connector với Perfect  trên Server Local:

Bước 1: Nắm kéo thả project MongoDB trong thư mục Connectors project vào workspace:

Bước 2: Chọn Target là PerfectServer, và nhấn dấu cộng phần "Linked Frameworks and Libraries" để sử dụng MongoDB connector.

Bước 3: Thêm code server
Tại file "PerfectHandlers.swift" chúng ta thêm những đoạn code khai báo 2 loại Restful Api như sau:
Và khai báo đối tượng của phương thức Get lấy danh sách những item trong collection: Còn đối tượng cho phương thức Post thì viết như sau: Bạn có thể mở lệnh curl để chạy thử api trên terminal.

Các bạn có thể lấy toàn bộ source code của mình tại GitHub

Tài liệu tham khảo:

- Integrate MySQL Into a Swift Perfect Web Server.
- MongoDB tutorials.

Comments

Popular posts from this blog

So sánh những framework hỗ trợ viết ứng dụng trên SmartPhone

Khi lập trình trên SmartPhone bạn không nhất thiết phải học những ngôn ngữ đặc thù trên từng loại hệ điều hành thì mới có thể lập trình được. Ví dụ như muốn lập trình trên iOS thì phải học ngôn ngữ Objective-C hay Swift, muốn lập trình được trên Android thì học ngôn ngữ Java, muốn lập trình trên WinPhone thì học ngôn ngữ C#. Hiện nay có rất nhiều những framework giúp đỡ cho các bạn rất nhiều khi các bạn muốn viết trên nhiều nền tảng smartphone bằng ngôn ngữ mà bạn yêu thích. Theo mình thấy thì hiện nay có 3 loại như: Native App, Hybrid Mobile App, Native Cross-Platform App. 1. Native App: là những ứng dụng sử dụng những framework và ngôn ngữ lập trình của hệ thống cung cấp sẵn. Ví dụ như bạn muốn lập trình iOS thì phải cài XCode, học ngôn ngữ Objective-C hay Swift, lập trình Android thì cài Android Studio và học ngôn ngữ Java. - Ưu điểm: Hiệu năng thực thi ứng dụng trên nền tảng nhanh và hiệu quả. Không bị phụ thuộc vào bên thứ 3. Khi phát hành ứng dụng trên những Mobile Store cũng dễ...

Phân biệt biến kiểu Property, Public, Protected, Private trong ngôn ngữ Objective C

- Theo kinh nghiệm làm việc của mình với các bạn trong nhóm khi lập trình Objective-C và cũng đọc qua code của những project cũ. Ít khi nào mọi người để ý và khai báo đúng với ý đồ của từng đối tượng, và vi phạm quy tắc tính đóng gói, tính bảo mật thông tin của đối tượng trong lập trình hướng đối tượng (Tham khảo lý thuyết Lập trình hướng đối tượng tại trang Wiki ). - Theo ngôn ngữ lập trình Java, người ta khuyến khích mỗi khi dùng biến kiểu public thì nên đặt 1 biến private và hỗ trợ những hàm getter/setter để truy suất biến private đó.     + Nguyên nhân họ nói là đảm bảo tính đóng gói, và nếu sau này có thay đổi gì trên biến đó bạn có thể sửa được dễ dàng, chi tiết về vấn đề này ở đây .     + Nói tóm tại thì nguyên nhân chính là có thể kiểm soát được truy xuất đến giá trị của 1 đối tượng từ bên ngoài, có thể dễ dàng mở rộng code bằng cách override lại những hàm getter/setter. - Các bạn có thể áp dụng nguyên tắc đó từ bên Java qua ngôn ngữ lập trình Object...

Hướng dẫn dùng Serverless sử dụng Lambda AWS

1. Lambda function là gì? AWS Lambda cho phép bạn chạy mã mà không cần cung cấp hay quản lý máy chủ. Bạn chỉ phải trả tiền cho thời gian xử lý thông tin đã sử dụng. Với Lambda, bạn có thể chạy mã cho gần như toàn bộ các loại ứng dụng hay dịch vụ backend – tất cả đều không cần quản trị. Chỉ cần tải đoạn mã của bạn lên và Lambda sẽ lo hết những gì cần làm để chạy và mở rộng mã của bạn với mức độ có sẵn cao. Bạn có thể thiết lập mã của bạn tự động kích hoạt từ các dịch vụ AWS khác, hoặc gọi trực tiếp từ bất cứ ứng dụng web hay di động nào. Chi phí chạy trên lambda function rẻ so với chi phí bạn mua 1 con server, duy trì và quản trị nó ( ví dụ như bạn phải xử lý bất đồng bộ những request, khi lượng user bạn tăng đột biến bạn phải có cơ chế auto scale, chứ không thì server bị sẽ bị treo, khi server bị treo bạn phải tự động khởi động lại sẽ mất thời gian,... ).