Skip to main content

(Kinh nghiệm) Viết code ARC hay Non-ARC trên iOS

- Ai đã từng lập trình trên iOS trước iOS 5.0 đều phải tự quản lý bộ nhớ, đó là kiến trúc Non-ARC. Nếu bạn quản lý bộ nhớ không tốt thì có thể crash app khi ứng dụng sử dụng nhiều memory quá và không bị huỷ đi.

- Từ lúc Apple ra iOS 5.0 thì cũng ra 1 kiến trúc mới đó là ARC. Theo lý thuyết ARC là hệ thống tự quản lý bộ nhớ khi bạn khởi tạo nó. Giống như trình quản lý bộ nhớ của Java (garbage collector).

- Nhưng theo mình thì chúng ta nên quản lý bộ nhớ khi mình khởi tạo những đối tượng đó thì tốt nhất, tức là viết theo kiểu ARC giống Non-ARC. Bởi vì nếu để system toàn quyền quyết định thì ta không biết khi nào chúng bị huỷ đi, theo cảm giác của mình khi hệ thống cần bộ nhớ thì nó mới bị huỷ đi.

- Ví dụ mình có 5 biến với 1 biến A là property, 1 biến B là toàn cục được khai báo trong file .h, 1 biến C là toàn cục được khai báo trong file .m, 1 biến D là local và 1 biến array.

Một  vài lưu ý khi các bạn làm trên ARC nên chú ý là:
  •  Khi bạn khởi tạo 1 biến toàn cục hay property thì cũng nên kiểm tra nếu nó nil thì mới gọi hàm init hay copy đối tượng nào đó. Như ví dụ ở trên mình sẽ khởi tạo như sau:
  • if (self.aObject == nil) {
    self.aObject = [[ObjectA alloc] init];
    }
    if (bObject == nil) {
    bObject = [[ObjectB alloc] init];
    }
    if (cObject == nil) {
    cObject = [[ObjectC alloc] init];
    }

  • Nên viết thêm hàm dealloc để huỷ những biến toàn cục hay property(kiểu strong hay copy) tại hàm dealloc, cách huỷ bằng cách gán chúng bằng nil. Nếu đối tượng là NSMutableArray hay NSMutableDictionary thì bạn nên dùng hàm removeAllObjects để remove những object trước khi gán chúng bằng nil. (Lưu ý: Trong ARC thì hàm dealloc không nên gọi hàm cha vì nó sẽ báo lỗi)
  • - (void)dealloc {
    if (objectList != nil) {
    [objectList removeAllObjects];
    objectList = nil;
    }
    self.aObject = nil;
    bObject = nil;
    cObject = nil;
    // [super dealloc]; // This declaration is invalid in ARC
    }

  • Mỗi khi bạn khởi tạo object tại hàm local thì khi xử lý xong bạn có thể huỷ chúng đi, vì có đối tượng biến toàn cục giữ chúng rồi.
  • ObjectD *dObject = [[ObjectD alloc] init];
    [objectList addObject:dObject];
    dObject = nil;
Mình sẽ viết code khởi tạo 100 000 đối tượng, thêm chúng vào 1 mảng và in ra màn hình console, theo 2 cách và chay tool Allocations của XCode để kiểm tra bộ nhớ được khởi tạo như thế nào:
- Cách thứ 1: mình sẽ viết như bình thường để hệ thống quản lý bộ nhớ như sau:
- (void)viewDidLoad {
[super viewDidLoad];
if (objectList == nil) {
objectList = [[NSMutableArray alloc] init];
}
int counter = 100000;
NSLog(@"--- Create objects and add into array ---");
for (int i = 0; i < counter; i++) {
if ((i % 4) == 0) {
self.aObject = [[ObjectA alloc] init];
[objectList addObject:self.aObject];
}
else if ((i % 4) == 1) {
bObject = [[ObjectB alloc] init];
[objectList addObject:bObject];
}
else if ((i % 4) == 2) {
cObject = [[ObjectC alloc] init];
[objectList addObject:cObject];
}
else {
ObjectD *dObject = [[ObjectD alloc] init];
[objectList addObject:dObject];
}
}
NSLog(@"--- Print contents of array ---");
for (int i = 0; i < counter; i++) {
PCObject *object = [objectList objectAtIndex:i];
NSLog(@"Index %d: %@", i, object.name);
}
}
Sau khi chạy tool Allocations sẽ ra kết quả như hình bên dưới:

- Cách thứ 2: mình sẽ viết tự quản lý bộ nhớ như sau:
- (void)viewDidLoad {
[super viewDidLoad];
if (objectList == nil) {
objectList = [[NSMutableArray alloc] init];
}
int counter = 100000;
NSLog(@"--- Create objects and add into array ---");
for (int i = 0; i < counter; i++) {
if ((i % 4) == 0) {
if (self.aObject == nil) {
self.aObject = [[ObjectA alloc] init];
}
[objectList addObject:self.aObject];
}
else if ((i % 4) == 1) {
if (bObject == nil) {
bObject = [[ObjectB alloc] init];
}
[objectList addObject:bObject];
}
else if ((i % 4) == 2) {
if (cObject == nil) {
cObject = [[ObjectC alloc] init];
}
[objectList addObject:cObject];
}
else {
ObjectD *dObject = [[ObjectD alloc] init];
[objectList addObject:dObject];
dObject = nil;
}
}
NSLog(@"--- Print contents of array ---");
for (int i = 0; i < counter; i++) {
PCObject *object = [objectList objectAtIndex:i];
NSLog(@"Index %d: %@", i, object.name);
}
}
Sau khi chạy tool Allocations sẽ ra kết quả như hình bên dưới:

Như các bạn cũng thấy là bộ nhớ khi mình viết theo cách thứ 2 được giảm đi khá nhiều khoảng 40%. Nếu các bạn viết theo cách này cũng sẽ tiết kiệm khá nhiều bộ nhớ.
    Kết luận: Khi bạn viết ứng dụng trên ARC bạn cũng nên huỷ bộ nhớ tại hàm dealloc bằng cách gắn chúng bằng nil.

    Mình xin hết tại đây, mọi người ai có ý kiến hay thắc mắc gì xin để lại comment ở bên dưới bài này mình sẽ trả lời cho các bạn biết.

    Comments

    1. This comment has been removed by a blog administrator.

      ReplyDelete

    Post a Comment

    Popular posts from this blog

    Phân biệt biến kiểu Property, Public, Protected, Private trong ngôn ngữ Objective C

    - Theo kinh nghiệm làm việc của mình với các bạn trong nhóm khi lập trình Objective-C và cũng đọc qua code của những project cũ. Ít khi nào mọi người để ý và khai báo đúng với ý đồ của từng đối tượng, và vi phạm quy tắc tính đóng gói, tính bảo mật thông tin của đối tượng trong lập trình hướng đối tượng (Tham khảo lý thuyết Lập trình hướng đối tượng tại trang Wiki ). - Theo ngôn ngữ lập trình Java, người ta khuyến khích mỗi khi dùng biến kiểu public thì nên đặt 1 biến private và hỗ trợ những hàm getter/setter để truy suất biến private đó.     + Nguyên nhân họ nói là đảm bảo tính đóng gói, và nếu sau này có thay đổi gì trên biến đó bạn có thể sửa được dễ dàng, chi tiết về vấn đề này ở đây .     + Nói tóm tại thì nguyên nhân chính là có thể kiểm soát được truy xuất đến giá trị của 1 đối tượng từ bên ngoài, có thể dễ dàng mở rộng code bằng cách override lại những hàm getter/setter. - Các bạn có thể áp dụng nguyên tắc đó từ bên Java qua ngôn ngữ lập trình Object...

    (Kinh nghiệm) Auto layout và Size classes trong iOS - Phần 1

    Trước đây khi viết những ứng dụng chạy trên nhiều màn hình hoặc hỗ trợ màn hình xoay ngang, xoay dọc mọi người hay dùng code để có thể chỉnh được những vị trí cũng như kích thước của những đối tượng. Hoặc có thể dùng Autosizing để tự động canh chỉnh những đối tượng nhưng không tối ưu và tiện lợi cho lắm, hình minh hoạ ở dưới: Vì thế từ lúc Apple phát hành ra iPhone 5, iPhone 5s với kích thước màn hình là 4 inch, làm phát sinh thêm vấn đề " Làm thế nào ta có thể thiết kế giao diện có thể chạy được trên nhiều màn hình? " mà không làm thay đổi nhiều code để có thể dễ dàng bảo trì ứng dụng. Apple mới phát triển chức năng Auto Layout và Size Classes để thực hiện nhiệm vụ này. Nếu bạn đã quen dùng Autosizing để thiết kế giao diện thì bạn có thể vẫn sử dụng chúng. Nhưng tuỳ theo từng dự án mà khách hàng hay người PM hoặc leader của bạn muốn bạn dùng công nghệ mới Auto Layout và Size Classes   để làm layout trên iOS mà không cần dùng bất cứ đoạn code nào và chỉ viết trên 1 storyboard...

    (Căn bản) Bài 1: Hướng dẫn tạo tài khoản Apple ID và iTune không cần thẻ Visa hoặc MasterCard

    Nếu bạn muốn lập trình trên iOs hoặc trên MacOs thì bạn nên có tài khoản Apple ID và tài khoản iTune. Sẽ hữa ích cho bạn khi cài đặt và nân cấp chương trình XCode. Nhưng khó khăn ở chỗ nếu bạn không có thẻ Visa hoặc Master Card, mà vẫn muốn có tài khoản để có thể cài ứng dụng trên AppStore. Sau đây mình xin hướng dẫn cách tạo tài khoản mà không cần những thẻ đó và có thể tạo tài khoản trên những store ở các nước khác. Đầu tiên bạn mở chương trình iTune lên và vào tab "App Store", sau đó bạn kiếm chương trình nào Free và nhấn vào đó nó sẽ hiển thị ra màn hình như sau:    Khi đang ở màn hình này bạn nhấn vào chữ "Free" bên dưới hình sẽ hiển thị ô cho bạn nhập Apple ID và Password.Vì bạn chưa có nên hãy nhấn vào nút "Create Apple ID" để tạo tài khoản. Sau khi bạn nhấn vào nút "Create Apple ID" bạn sẽ qua màn hình như bên dưới. Tại đây bạn có thể chuyển AppStore của các nước (Vì có những chương trình chỉ cài được trên từng AppStore mỗi nước thôi) hi...