Skip to main content

Posts

Hướng dẫn dùng Serverless sử dụng Lambda AWS

1. Lambda function là gì? AWS Lambda cho phép bạn chạy mã mà không cần cung cấp hay quản lý máy chủ. Bạn chỉ phải trả tiền cho thời gian xử lý thông tin đã sử dụng. Với Lambda, bạn có thể chạy mã cho gần như toàn bộ các loại ứng dụng hay dịch vụ backend – tất cả đều không cần quản trị. Chỉ cần tải đoạn mã của bạn lên và Lambda sẽ lo hết những gì cần làm để chạy và mở rộng mã của bạn với mức độ có sẵn cao. Bạn có thể thiết lập mã của bạn tự động kích hoạt từ các dịch vụ AWS khác, hoặc gọi trực tiếp từ bất cứ ứng dụng web hay di động nào. Chi phí chạy trên lambda function rẻ so với chi phí bạn mua 1 con server, duy trì và quản trị nó ( ví dụ như bạn phải xử lý bất đồng bộ những request, khi lượng user bạn tăng đột biến bạn phải có cơ chế auto scale, chứ không thì server bị sẽ bị treo, khi server bị treo bạn phải tự động khởi động lại sẽ mất thời gian,... ).
Recent posts

Hướng dẫn deploy 1 static web trên GitHub domain

Hiện tại GitHub đã hỗ trợ 1 tool gh-pages dùng để bạn publish 1 static web lên trên GitHub. Cái này rất tiện nếu bạn muốn làm những bản demo cho khách hàng xem và không muốn mua 1 con server riêng để deploy và mất phí duy trì. Bạn có thể xài account free của GitHub để làm việc này luôn. Để demo tool này cách xài như thế nào mình xin dùng 1 free template ' paper-dashboard-react ' bạn có thể dùng bất kỳ free template nào có sẵn trên mạng về xài và sửa chúng lại. Bạn mở terminal lên và di chuyển đến folder chứa file 'package.json', cài tool gh-pages theo chế độ development như sau: npm install gh-pages --save-dev Sau đó bạn mở file 'package.json' lên thêm giá trị 'homepage' và 2 đoạn script 'predeploy' và 'deploy' bằng gh-pages như hình sau: Bạn mở file public/index.html và sửa lại chỗ 'manifest': Sau khi sửa xong hết những chỗ này và giờ bạn muốn deploy thì chỉ cần chạy đoạn script sau: npm run deploy Khi bạn chạy lần đầu tiên ...

Làm thế nào để kiểm tra Auto Layout trên nhiều loại thiết bị iOS?

Chào các bạn, mấy bài trước tôi có hướng dẫn các bạn làm auto layout trên iOS, nếu bạn nào chưa đọc thì có thể xem lại tại đây . Vậy sau khi làm auto layout xong các bạn có tự tin rằng nó đã thực sự chạy tốt và không có bug xảy ra? Các bạn có thể viết unit test cho phần logic rất dễ dàng nếu các bạn chia những code xử lý logic thành từng hàm có input và output rõ ràng, công việc này rất là tốt. Nếu sau này các bạn viết thêm những đoạn code khác hoặc fix bug khác làm logic đó sai, bạn có thể chạy unit test để phát hiện ra lỗi ngay. Một khi bạn làm unit test tốt và độ bao phủ cao thì số bug chắc chắn sẽ ít và thời gian bạn test bằng tay cũng giảm đi nhiều, và bạn sẽ rất tự tin khi nói với khách hàng của bạn rằng: code của mình sẽ không sinh những bug vặt. Nhưng mặt hạn chế trước giờ  mình gặp phải là mình chỉ có thể viết unit test cho phần logic, còn phần layout thì mặc định công cụ XCode chưa hỗ trợ nhiều, thành ra số bug mình khó thấy và không test kỹ được là phần layout trên...

So sánh những framework hỗ trợ viết ứng dụng trên SmartPhone

Khi lập trình trên SmartPhone bạn không nhất thiết phải học những ngôn ngữ đặc thù trên từng loại hệ điều hành thì mới có thể lập trình được. Ví dụ như muốn lập trình trên iOS thì phải học ngôn ngữ Objective-C hay Swift, muốn lập trình được trên Android thì học ngôn ngữ Java, muốn lập trình trên WinPhone thì học ngôn ngữ C#. Hiện nay có rất nhiều những framework giúp đỡ cho các bạn rất nhiều khi các bạn muốn viết trên nhiều nền tảng smartphone bằng ngôn ngữ mà bạn yêu thích. Theo mình thấy thì hiện nay có 3 loại như: Native App, Hybrid Mobile App, Native Cross-Platform App. 1. Native App: là những ứng dụng sử dụng những framework và ngôn ngữ lập trình của hệ thống cung cấp sẵn. Ví dụ như bạn muốn lập trình iOS thì phải cài XCode, học ngôn ngữ Objective-C hay Swift, lập trình Android thì cài Android Studio và học ngôn ngữ Java. - Ưu điểm: Hiệu năng thực thi ứng dụng trên nền tảng nhanh và hiệu quả. Không bị phụ thuộc vào bên thứ 3. Khi phát hành ứng dụng trên những Mobile Store cũng dễ...

[Behavioral Pattern] Observer pattern trong Objective-C

Dạo này mình bận công chuyện nên không có thời gian viết blog. Hôm nay rảnh mình sẽ viết tiếp bài  Observer Pattern trong loại bài Design Pattern mà mình đã viết trước đây. Rất mong sự ủng hộ của các bạn để mình có động lực viết loại bài về chủ đề Design Pattern. Trong những loại Design Pattern mà các bạn làm trên iOS chắc chắn đây là loại pattern bạn dùng nhiều nhất. Nó rất hữu ích cho việc xử lý bất đồng bộ khi bạn gọi những request lên server, bạn không cần phải chờ mỗi khi gói tin được gởi từ server về. Và pattern này cũng là pattern chủ đạo trong khái niệm lập trình cấu trúc MVC và  Reactive Programming . Khái niệm : Là loại pattern chỉ sự phụ thuộc và hành vi giữa đối tượng cha và đối tượng con. Nếu đối tượng cha đăng ký observer pattern này với đối tượng con, thì khi đối tượng con xử lý những hành vi nào đó sẽ thông báo cho đối tượng cha ứng với id của observer đó, biết để xử lý tiếp công việc đó. Cấu trúc lớp : Sơ đồ UML Class Diagram của Observer Pattern Cách sử dụng...

Phương Pháp Động Não giúp ích tìm kiếm những ý tưởng và giải pháp hay

Thật tình cờ mình đọc được cuốn sách " Bạn thật sự có tài " bản dịch từ cuốn "inGenius" của tác giả Tina Seelig , trong thư viện sách của công ty. Trước giờ mình rất ít khi đọc sách nhưng mình đọc cuốn sách này mình thấy bà này viết rất hay và cô đọng. Và sau đây là lời giới thiệu của cuốn sách này: "Khả năng sáng tạo không phải một loại tài năng thiên bẩm chỉ dành cho một số người đặc biệt, nó là một kỹ năng bất cứ ai cũng có thể học hỏi. Dựa trên nền tảng đó, tác giả - một chuyên gia huấn luyện và cũng là một giáo sư của Đại học Stanford sẽ giúp độc giả hiểu đúng hơn về sự sáng tạo. Cùng với việc làm rõ bản chất của sáng tạo, bà còn cung cấp cho độc giả nhiều ví dụ cực kỳ thú vị về những ý tưởng đột phát ở khắp mọi nơi, trong đó có những công ty nổi tiếng như Google, Pixar, Facebook, IDEO… Ngoài ra, dựa trên rất nhiều bài tập và tình huống thực tế thú vị trong quá trình bà làm việc ở Stanford, Tina Seelig đã giới thiệu với chúng ta trong cuốn sách này nhiều c...

Hướng dẫn viết ứng dụng ChatBot trên Facebook Messenger bằng node.js (Phần 2)

Trong phần 1 mình có giới thiệu sơ các bạn các bước để viết ứng dụng ChatBot trên Cloud9. Cloud 9 rất tiện khi bạn viết code trên đó giữa nhiều người có thể cùng sửa trên cùng 1 file mà không bị vấn đề gì, nhưng hiện tại mình sử dụng tài khoản free nên gặp vấn đề là khi chạy 1 thời gian thì cloud đó bị sleep và ứng dụng mình đang start bị treo và xài không được nữa, vì thế mỗi lần như vậy phải start lại. Do đó cloud9 chỉ giúp các bạn khi đang phát triển ứng và chạy thử code để test trong thời gian ngắn thôi. Hôm nay mình hướng dẫn các bạn tự start server ở localhost và dùng ngrok  để public server localhost ra bên ngoài. ngrok là gì? ngrok là một reserse proxy nó cho phép tạo một secure tunnel từ một public endpoint đến web service đang chạy ở local. Cơ chế của nó rất đơn giản khi bạn start ngrok lên sẽ cung cấp cho bạn 2 url: http và https. Khi bạn truy suất theo những url đó thì nó sẽ chuyển đến webserver mà bạn đang start ở local theo đúng port mà bạn đã start web server và ngr...