"Khả năng sáng tạo không phải một loại tài năng thiên bẩm chỉ dành cho một số người đặc biệt, nó là một kỹ năng bất cứ ai cũng có thể học hỏi. Dựa trên nền tảng đó, tác giả - một chuyên gia huấn luyện và cũng là một giáo sư của Đại học Stanford sẽ giúp độc giả hiểu đúng hơn về sự sáng tạo. Cùng với việc làm rõ bản chất của sáng tạo, bà còn cung cấp cho độc giả nhiều ví dụ cực kỳ thú vị về những ý tưởng đột phát ở khắp mọi nơi, trong đó có những công ty nổi tiếng như Google, Pixar, Facebook, IDEO… Ngoài ra, dựa trên rất nhiều bài tập và tình huống thực tế thú vị trong quá trình bà làm việc ở Stanford, Tina Seelig đã giới thiệu với chúng ta trong cuốn sách này nhiều công cụ và phương pháp để nâng cao khả năng sáng tạo."
Trong cuốn sách này, tác giả nói rất nhiều phương pháp và ví dụ để nâng cao khả năng sáng tạo của bản thân, của nhóm, tổ chức, cộng đồng nơi bạn đang tham gia. Các bạn có thể đọc chi tiết hơn khi mua và đọc những nội dung trong cuốn sách đó. Ở đây mình xin ghi chú lại mô hình Thiên hướng cách tân và Phương pháp động não.
Mô hình THIÊN HƯỚNG CÁCH TÂN:
Mô hình Thiên Hướng Cách Tân |
- (1) Kiến thức (Knowledge) cung cấp nhiên liệu cho trí tưởng tượng (Imagination).
- (2) Trí tưởng tượng (Imagination)là chất xúc tác chuyển đổi kiến thức (Knowledge) thành ý tưởng mới.
- (3) Thái độ (Attitude) là bộ phận đánh lửa để Thiên hướng Cách tân hoạt động.
Ba phần nằm bên ngoài thiên hướng cách tân là tài nguyên, môi trường và văn hóa:
- (4) Tài nguyên (Resources) là tất cả tài sản trong cộng đồng.
- (5) Môi trường (Habitat) là nơi bạn sinh sống, trong đó có gia đình, trường học và văn phòng.
- (6) Văn hóa (Culture) là những niềm tin, giá trị và thái độ trong cộng đồng.
Giống như khả năng sáng tạo, thoạt nhìn thì Thiên hướng Cách tân có vẻ phức tạp. Nhưng sau khi bạn đọc hết những chương trong cuốn sách thì bạn sẽ hiểu chúng cũng đơn giản, hòa hợp và kết hợp với nhau như thế nào để nâng cao khả năng sáng tạo.
Trong blog này mình không nói nhiều đến thiên hướng cách tân nhưng mình sẽ nói vài ý chính trong Thiên hướng cách tân áp dụng vào Phương pháp động não ở phần sau mình trình bày.
Đa số mọi người không tận dụng tối đa được phương pháp động não, bởi vì họ không hiểu sự khác nhau giữa động não và cuộc nói chuyện thông thường. Họ nghĩ động não là chuyện dễ dàng, chỉ mời thật nhiều người vào một phòng và ném ra các ý tưởng. Trên thực tế kỹ thuật động não tương đối khó thực hiện, và phần lớn sự hướng dẫn để hoạt động này diễn ra hiệu quả sẽ không chỉ dựa vào cảm tính hay trực giác. Ví dụ thật khó giữ im lặng và không nhận xét gì khi có người đưa ra một ý tưởng quá ngu ngốc. Hoặc thật khó nảy ra thêm ý tưởng nếu bạn đã tìm thấy một giải pháp khả thi.
Dưới đây là những hướng dẫn để định hướng khi bạn tổ chức một buổi động não. Mình dựa trên tinh thần của Tom Kelly và phần mình mình góp nhặt được từ cuốn sách này để nâng cao tính sáng tạo trong ngành lập trình. Bạn sẽ thấy sự hướng dẫn này giúp nhóm thu thập được rất nhiều ý tưởng thú vị và đa dạng, thúc đẩy bạn vượt xa hơn những giải pháp rõ ràng ban đầu.
Do đó trước khi bắt đầu buổi động não, người tổ chức nên viết sẵn chủ đề và những câu hỏi liên quan để làm sao kích thích được trí tưởng tượng của những người tham gia nhiều nhất. Sau khi bạn tìm ra vài chủ đề cho buổi động não có thể nói trước cho những thành viên sẽ tham gia buổi động não, để họ suy nghĩ trước về chủ đề đó hoặc những chủ đề liên quan. Việc làm này có thể giúp ta thực hiện buổi động não có thể nhanh hơn và có nhiều ý tưởng hơn.
Ví dụ như tính thiết kế kiểu xe hơi mới bạn cần kêu gọi nhiều người có quan điểm và kiến thức khác nhau về xe hơi. Họ có thể là kỹ sư chế tạo máy, là khách hàng mua xe, là chủ cửa hàng bán xe, là thợ sửa xe, là người giữ xe... Còn những người tham gia góp ý tưởng cho ứng dụng trên mobile/web chẳng hạn bạn có thể mời những người bên lập trình web/mobile, tester, những nhân viên mới ra trường và đang làm việc tại công ty, những người bên bộ phận khác mà trong công ty bạn có,...
Họ không phải đưa ra quyết định về kiểu thiết kế, nhưng quan điểm và ý tưởng của họ thì rất có giá trị. Dennis Boyle, thuộc công ty thiết kế IDEO, nói rằng được mời tham dự một buổi động não là một vinh dự lớn. Đó là dấu hiệu cho thấy quan điểm của riêng bạn có giá trị. Đừng quên nhấn mạnh điều đó cho những ai được mời tham dự buổi động não.
Sĩ số của nhóm cũng là một vấn đề. Luôn có sự căng thẳng giữa việc có được nhiều quan điểm và tạo được một cuộc đối thoại mà mọi người cùng đóng góp ý. Với sáu đến tám người, bạn sẽ có một nhóm mang lại nhiều quan điểm và dễ dàng trao đổi với nhau.
Bạn cũng cần không gian để nắm bắt mọi ý tưởng nảy sinh. Phổ biến nhất là dùng bảng trắng hay bảng giấy. Nhớ rằng càng nhiều không gian cho ý tưởng, bạn cần nhận thêm nhiều ý tưởng. Trên thực tế khi hết chỗ viết, bạn cũng cạn ý. Vì vậy có thể dùng toàn bộ bốn mặt tường trong căn phòng cũng được. Bạn viết những ý tưởng của bạn lên giấy (nhiều màu sắc) và dán chúng lên bảng hay bốn bước tường. Đến khi xong tất cả bức tường và bảng đầy những ý tưởng đầy màu sắc.
Theo mô hình của Bono, có sáu vai trò đảm trách trong một nhóm, mỗi vai trò có một màu đại diện khác nhau. Hầu hết mọi người đều có một màu chủ đạo, cùng một hoặc hai màu khác theo ngay sau. Có thể bạn chuẩn bị thêm những sợi dây với những màu sắc và đặc trưng như sau:
- Người luôn lần theo sự thật và thích suy nghĩ hợp lý sẽ đeo dây màu trắng.
- Người dễ dàng nảy sinh ý tưởng mới sẽ đeo dây màu xanh lá.
- Người dùng trực giác để đưa ra quyết định sẽ đeo dây màu đỏ.
- Người có tổ chức và làm theo tiến trình vạch sẵn sẽ đeo dây màu xanh dương.
- Người chuyên soi mói phát hiện những gì không có tác dụng sẽ đeo dây màu đen.
- Người luôn muốn làm người khác vui sẽ đeo dây màu vàng.
Đeo những dây này trên tay trong buổi động não để nhắc họ sẽ có vai trò như thế nào trong buổi động não.
Cần một trò chơi để hâm nóng và giúp bôi trơn tiến trình này. Có hàng trăm trò chơi để hâm nóng như trò "Nối tiếp kể chuyện" đến trò "Điền vào chỗ trống". Một trong những trò tác giả ưa thích là đưa ra một từ thật dài như "entrepreneurship" và yêu cầu họ trong năm phút phải tạo ra càng nhiều từ càng tốt từ các mẫu tự có trong từ đã cho trên.
Mặc dù các trò chơi lúc đầu có vẻ kỳ quặc, nhưng lại rất quan trọng để đánh dấu sự chuyển tiếp vào quá trình động não và giúp người tham gia có cơ hội làm nóng trí tưởng tượng, giống như vận động viên khởi động trước khi thi đấu.
Việc khuyến khích những ý tưởng điên khùng và kỳ lạ cũng rất quan trọng. Dù có vẻ kỳ lạ, nhưng chúng ẩn chứa ngọc quý bên trong. Điểm then chốt là tạo nên càng nhiều ý tưởng càng tốt. Hãy tự đề ra mục tiêu, như tìm ra 500 mùi hương liệu mới cho món kem chẳng hạn. Một khi bạn tìm được 300 mùi, bạn biết rằng mình chỉ còn 200 mùi nữa thôi. Bạn đã vượt qua được đợt sóng ý tưởng đầu tiên và đã sẵn sàng để tạo ra các công thức thú vị và ngạc nhiên nhất. Điều quan trọng cần nhớ: mỗi ý tưởng là một hạt giống của một tiềm năng đáng giá nào đó. Nếu không nảy sinh ý tưởng thì cũng như hạt giống chưa được gieo trồng, sẽ chẳng có thời gian hay nỗ lực nào cho kết quả cả. Càng nhiều ý tưởng càng tốt. Giống như các hạt giống, cần phải có thật nhiều để tìm ra triển vọng tuyệt vời nhất.
Thực tế, ý tưởng điên rồ nhất hóa ra lại là những ý tưởng thú vị nhất khi xem xét mọi yếu tố khả thi.
Trong buổi động não, bạn cũng nên nêu ra những gợi ý mang tính khiêu khích và gây ngạc nhiên nhằm giúp mọi người đẩy mạnh giả định của mình. Ví dụ nếu đang tìm ý tưởng cho một kiểu sân chơi mới, bạn có thể yêu cầu thiết kế một sân chơi trên mặt trăng hoặc dưới nước. Bạn có thể hỏi làm thế nào thiết kế sân chơi cho một trăm năm tới hoặc một trăm năm trước đây. Bạn hãy tự hỏi một đứa bé thiết kế như thế nào, hoặc một người tàn tật sẽ hình dung ra sao. Bạn hãy tự hỏi làm thế nào thiết kế sân chơi chỉ với một đôla hoặc với một triệu đôla. Hay bạn có thể yêu cầu họ thiết kế một sân chơi nguy hiểm nhất trên thế giới. Thực tế cho thấy bạn càng đi xa khỏi nơi chốn và thời gian hiện tại, cả về mặt tâm trí lẫn thể xác, bạn càng tưởng tượng ra nhiều ý. Những gợi ý trên sẽ cung cấp một lối đi thuận tiện để giải phóng trí tưởng tượng.
Thêm vào đó, việc xây dựng dựa trên ý tưởng của người khác cũng rất quan trọng. Một buổi động não hoàn hảo sẽ tạo được nhịp điệu cho thảo luận, giống như đang khiêu vũ. Khi một người có một ý tưởng, nhiều người khác sẽ xây dựng dựa trên ý tưởng đó. Sau đó họ lại nhảy vào một ý tưởng mới khác. Vũ điệu có thể gọi là "xây, xây, xây, nhảy!". Để vũ điệu được nhịp nhàng, mọi ý tưởng nên được viết thành một câu ngắn gọn, như "xây căn nhà trên mặt trăng" hoặc "mọi người đều có chìa khóa của tòa nhà" hơn là mô tả dài dòng giống như những kế hoạch kinh doanh. Câu ngắn gọn cũng giống như tít báo cho mỗi ý tưởng.
Dùng giấy có keo dính giúp mỗi người viết ra ý tưởng khi nó xuất hiện rồi khi đến lúc sẽ dán mảnh giấy lên bảng. Điều này còn buộc họ phải viết "tít báo" ngắn gọn để tóm tắt ý tưởng hơn là dành nhiều thời gian viết đầy các chi tiết. Giấy có keo dính còn giúp bạn sắp xếp lại và dồn các ý tưởng giống nhau về cùng phía. Tất cả những điều này sẽ tăng thêm phần sáng tạo.
Một phương pháp giá trị khác để nắm bắt ý tưởng là sử dụng sơ đồ tư duy. Về cơ bản, đây là một phương pháp phi tuyến tính để thu thập ý tưởng. Bắt đầu bằng chủ đề viết ngay giữa bảng, bạn vẽ những đường kẻ đến những cụm từ hoặc hình ảnh có thông tin liên quan, sau đó thêm chi tiết cho những nhánh nhỏ hơn. Ví dụ nếu đang sử dụng sơ đồ tư duy để động não về một cốt truyện cho một cuốn tiểu thuyết trinh thám mới, bạn hãy đặt tiêu đề ngay giữa. Sau đó vẽ các đường nối với từ hoặc hình ảnh chung quanh điểm giữa, như về nhân vật, bối cảnh, diễn tiến câu chuyện, hoàn cảnh lịch sử. Bạn có thể thêm chi tiết cho từng ý trên bằng các nhánh nhỏ hơn chung quanh. Một hình ảnh tìm nhanh trên mạng về sơ đồ tư duy sẽ cho bạn thấy vô số cách trình bày để gây cảm hứng. Dưới đây là một ví dụ về sơ đồ tư duy của Paul Newman, có những nhánh chính là ai, cái gì, ở đây, khi nào, và tại sao vẽ một sơ đồ tư duy:
Tốt nhất là lúc kết thúc buổi động não là lúc cao trào, khiến mọi người còn muốn nói nữa. Thật ra, không gì tốt hơn buổi động não sôi động. Ai cũng cảm thấy mình liên quan và có giá trị, bởi vì người khác đã dựa vào ý tưởng của mình.
Bước cuối cùng là nắm bắt những sự kiên đã xảy ra. Hãy chụp hình mọi ý tưởng, ghi chú đầy đủ, giữ lại những tài liệu nào có thể lưu trữ. Đó là những sản phẩm quý giá của buổi động não. Những tài liệu sẽ được nghiên cứu bất cứ lúc nào trong tương lai. Theo thời gian, những ý tưởng dường như phi thực tế lúc này biết đâu lại rất hứa hẹn.
Khi được làm tốt, kỹ thuật động não sẽ cho phép bạn tận dụng trí tưởng tượng của mình, thách thức các định kiến có sẵn, vượt ra khỏi những câu trả lời rõ ràng để nảy sinh ý tưởng độc đáo và duy nhất. Đó là phương cách tuyệt vời hầu tìm được những giải pháp chưa ai nhận ra cho mọi vấn đề dù lớn hay nhỏ, một kỹ thuật cần thiết cho mọi chuyên gia cách tân. Càng thực hành, quá trình động não càng mang lại kết quả, bạn cùng cộng sự cùng có nhiều ý tưởng đa dạng. Như vậy, động não chính là chìa khóa giúp nâng cao và thể hiện trí tưởng tượng của bạn.
Mong các bạn ủng hộ tác giả mua và đọc cuốn sách này cũng như những ghi chú của mình về những khía cạnh mà tác giả trình bày trong cuốn sách. Hy vọng những tư duy này sẽ giúp ích cho bạn hiện tại cũng như tương lai trong công việc của mình.
- (2) Trí tưởng tượng (Imagination)là chất xúc tác chuyển đổi kiến thức (Knowledge) thành ý tưởng mới.
- (3) Thái độ (Attitude) là bộ phận đánh lửa để Thiên hướng Cách tân hoạt động.
Ba phần nằm bên ngoài thiên hướng cách tân là tài nguyên, môi trường và văn hóa:
- (4) Tài nguyên (Resources) là tất cả tài sản trong cộng đồng.
- (5) Môi trường (Habitat) là nơi bạn sinh sống, trong đó có gia đình, trường học và văn phòng.
- (6) Văn hóa (Culture) là những niềm tin, giá trị và thái độ trong cộng đồng.
Giống như khả năng sáng tạo, thoạt nhìn thì Thiên hướng Cách tân có vẻ phức tạp. Nhưng sau khi bạn đọc hết những chương trong cuốn sách thì bạn sẽ hiểu chúng cũng đơn giản, hòa hợp và kết hợp với nhau như thế nào để nâng cao khả năng sáng tạo.
Trong blog này mình không nói nhiều đến thiên hướng cách tân nhưng mình sẽ nói vài ý chính trong Thiên hướng cách tân áp dụng vào Phương pháp động não ở phần sau mình trình bày.
Phương pháp động não:
Phương pháp động não lần đầu được áp dụng bởi Alex Faickney Osborn trong cuốn trí tưởng tượng ứng dụng (Applied Imagination), xuất bản năm 1953, sau khi đã thử nghiệm hơn chục năm. Trong đó ông đưa ra 1 loạt nguyên tắc khi động não. Bốn nguyên tắc chủ đạo trong phương pháp này là: không xét đoán, tạo ra thật nhiều ý tưởng, khuyến khích những ý tưởng lạ thường, và kết hợp các ý tưởng.Đa số mọi người không tận dụng tối đa được phương pháp động não, bởi vì họ không hiểu sự khác nhau giữa động não và cuộc nói chuyện thông thường. Họ nghĩ động não là chuyện dễ dàng, chỉ mời thật nhiều người vào một phòng và ném ra các ý tưởng. Trên thực tế kỹ thuật động não tương đối khó thực hiện, và phần lớn sự hướng dẫn để hoạt động này diễn ra hiệu quả sẽ không chỉ dựa vào cảm tính hay trực giác. Ví dụ thật khó giữ im lặng và không nhận xét gì khi có người đưa ra một ý tưởng quá ngu ngốc. Hoặc thật khó nảy ra thêm ý tưởng nếu bạn đã tìm thấy một giải pháp khả thi.
Dưới đây là những hướng dẫn để định hướng khi bạn tổ chức một buổi động não. Mình dựa trên tinh thần của Tom Kelly và phần mình mình góp nhặt được từ cuốn sách này để nâng cao tính sáng tạo trong ngành lập trình. Bạn sẽ thấy sự hướng dẫn này giúp nhóm thu thập được rất nhiều ý tưởng thú vị và đa dạng, thúc đẩy bạn vượt xa hơn những giải pháp rõ ràng ban đầu.
Hướng dẫn cho buổi động não
Chủ đề nào cho động não?
Định hướng cho chủ đề là một quyết định cần thiết. Vì thế người tổ chức cho buổi động não nên cân nhắc những chủ đề phù hợp với nhóm hay công ty của mình đang tham gia. Nếu câu hỏi quá rộng như "Làm thế nào giải quyết nạn đói trên thế giới?" thì khó lòng biết nên bắt đầu từ đâu. Nếu chủ đề quá hẹp như "Nên ăn gì cho bữa sáng?" thì mọi thứ đều bị hạn chế. Tìm sự cân bằng là sự quan trọng, một câu hỏi kích thích và gây ngạc nhiên sẽ giúp nảy sinh nhiều ý tưởng nhất. Ví dụ thay vì "Ta nên làm gì cho sinh nhật của Mike?", câu hỏi nên là "Ta nên làm thế nào để có một kỷ niệm sinh nhật vui nhất dành cho Mike?". Thay đổi nhỏ trong cách đặt câu hỏi sẽ tạo nên thay đổi ngoạn mục trong nguyên lý và phạm vi của câu trả lời.Do đó trước khi bắt đầu buổi động não, người tổ chức nên viết sẵn chủ đề và những câu hỏi liên quan để làm sao kích thích được trí tưởng tượng của những người tham gia nhiều nhất. Sau khi bạn tìm ra vài chủ đề cho buổi động não có thể nói trước cho những thành viên sẽ tham gia buổi động não, để họ suy nghĩ trước về chủ đề đó hoặc những chủ đề liên quan. Việc làm này có thể giúp ta thực hiện buổi động não có thể nhanh hơn và có nhiều ý tưởng hơn.
Ai sẽ tham gia?
Chọn người tham gia động não là điều hết sức quan trọng. Thật không hay nếu chọn đại vài người và mang họ đến để động não. Bạn cần suy nghĩ cẩn thận về vấn đề này. Những người được mời tham gia nên có quan điểm khác nhau và có chuyên môn về chủ đề cần động não. Những người tham gia buổi động não không phải là người đưa ra quyết định sẽ làm gì sau buổi thảo luận đó, và hãy nhớ rằng những người đưa ra quyết định cuối cùng sau buổi động não không thuộc nhóm này. Điều đó rất quan trọng cho buổi động não có thành công hay thất bại.Ví dụ như tính thiết kế kiểu xe hơi mới bạn cần kêu gọi nhiều người có quan điểm và kiến thức khác nhau về xe hơi. Họ có thể là kỹ sư chế tạo máy, là khách hàng mua xe, là chủ cửa hàng bán xe, là thợ sửa xe, là người giữ xe... Còn những người tham gia góp ý tưởng cho ứng dụng trên mobile/web chẳng hạn bạn có thể mời những người bên lập trình web/mobile, tester, những nhân viên mới ra trường và đang làm việc tại công ty, những người bên bộ phận khác mà trong công ty bạn có,...
Họ không phải đưa ra quyết định về kiểu thiết kế, nhưng quan điểm và ý tưởng của họ thì rất có giá trị. Dennis Boyle, thuộc công ty thiết kế IDEO, nói rằng được mời tham dự một buổi động não là một vinh dự lớn. Đó là dấu hiệu cho thấy quan điểm của riêng bạn có giá trị. Đừng quên nhấn mạnh điều đó cho những ai được mời tham dự buổi động não.
Sĩ số của nhóm cũng là một vấn đề. Luôn có sự căng thẳng giữa việc có được nhiều quan điểm và tạo được một cuộc đối thoại mà mọi người cùng đóng góp ý. Với sáu đến tám người, bạn sẽ có một nhóm mang lại nhiều quan điểm và dễ dàng trao đổi với nhau.
Chuẩn bị căn phòng như thế nào?
Động não khá giống khiêu vũ, và tương tự như trên sàn nhảy, bạn cần không gian thích hợp để quá trình động não tuôn trào. Trước hết, cần không gian cho mọi người di chuyển quanh phòng. Thêm vào đó, động não cần tư thế đứng. Khi đứng thay vì ngồi, người ta năng động và muốn tham gia hơn. Đứng còn cho phép thay đổi dòng người và ý tưởng nhanh chóng.Bạn cũng cần không gian để nắm bắt mọi ý tưởng nảy sinh. Phổ biến nhất là dùng bảng trắng hay bảng giấy. Nhớ rằng càng nhiều không gian cho ý tưởng, bạn cần nhận thêm nhiều ý tưởng. Trên thực tế khi hết chỗ viết, bạn cũng cạn ý. Vì vậy có thể dùng toàn bộ bốn mặt tường trong căn phòng cũng được. Bạn viết những ý tưởng của bạn lên giấy (nhiều màu sắc) và dán chúng lên bảng hay bốn bước tường. Đến khi xong tất cả bức tường và bảng đầy những ý tưởng đầy màu sắc.
Căn phòng cần thêm gì?
Căn phòng nên có nhiều món đồ giúp kích thích buổi thảo luận. Ví dụ nếu đang động não về thiết kế cho một loại bút mới, bạn nên có thật nhiều loại bút khác nhau, cùng những món đồ chơi ngộ nghĩnh để gợi ý trí tưởng tượng. Bạn cần giấy và bút cho mọi người. Cũng rất hữu ích nếu có vài vật liệu cơ bản đơn giản, bởi vì bạn sẽ muốn làm nhanh một mô hình ví dụ. Các vật liệu này bao gồm băng keo, giấy bồi, kéo cách, dây thun, những cây đũa tre, cây tăm, phấn, bút lông... Nhiều người cần tạo dựng để tư duy, việc tạo ra mô hình ngay lập tức bằng các vật liệu đơn giản sẽ giúp thúc đẩy quá trình tư duy. Một mô hình 3 chiều sẽ thể hiện rõ nét hơn là một lời mô tả hay hình ảnh 2 chiều.Theo mô hình của Bono, có sáu vai trò đảm trách trong một nhóm, mỗi vai trò có một màu đại diện khác nhau. Hầu hết mọi người đều có một màu chủ đạo, cùng một hoặc hai màu khác theo ngay sau. Có thể bạn chuẩn bị thêm những sợi dây với những màu sắc và đặc trưng như sau:
- Người luôn lần theo sự thật và thích suy nghĩ hợp lý sẽ đeo dây màu trắng.
- Người dễ dàng nảy sinh ý tưởng mới sẽ đeo dây màu xanh lá.
- Người dùng trực giác để đưa ra quyết định sẽ đeo dây màu đỏ.
- Người có tổ chức và làm theo tiến trình vạch sẵn sẽ đeo dây màu xanh dương.
- Người chuyên soi mói phát hiện những gì không có tác dụng sẽ đeo dây màu đen.
- Người luôn muốn làm người khác vui sẽ đeo dây màu vàng.
Đeo những dây này trên tay trong buổi động não để nhắc họ sẽ có vai trò như thế nào trong buổi động não.
Bắt đầu động não như thế nào?
Bắt đầu tiến trình động não không phải lúc nào cũng dễ dàng. Người ta phải "sang số" từ phong cách làm việc hằng ngày, tập trung thi hành nhiệm vụ, chuyển qua chế độ tư duy động não, không đích đến rõ ràng. Bạn nên nhớ một câu rất nổi tiếng của Steve Jobs là "Think Different" và là câu slogan quảng cáo của công ty Apple. Bạn phải nghĩ khác thì mới có nhiều ý tưởng hay, độc và lạ. Có thể chúng hơi điên cuồng và hơi ngông như ý tưởng "con người đặt chân lên mặt trăng" chẳng hạn.Cần một trò chơi để hâm nóng và giúp bôi trơn tiến trình này. Có hàng trăm trò chơi để hâm nóng như trò "Nối tiếp kể chuyện" đến trò "Điền vào chỗ trống". Một trong những trò tác giả ưa thích là đưa ra một từ thật dài như "entrepreneurship" và yêu cầu họ trong năm phút phải tạo ra càng nhiều từ càng tốt từ các mẫu tự có trong từ đã cho trên.
Mặc dù các trò chơi lúc đầu có vẻ kỳ quặc, nhưng lại rất quan trọng để đánh dấu sự chuyển tiếp vào quá trình động não và giúp người tham gia có cơ hội làm nóng trí tưởng tượng, giống như vận động viên khởi động trước khi thi đấu.
Nguyên tắc động não là gì?
Có những nguyên tắc cho buổi động não hiệu quả, quan trọng nhất là nguyên tắc Không có ý tưởng nào xấu. Nó nghĩ là người tham gia không được quyền chỉ trích bất cứ ý tưởng nào. Thực ra dù ý tưởng có kỳ lạ thế nào, công việc của bạn cũng vẫn là tiếp tục xây dựng lên từ đó. Điểm mấu chốt: hãy bao quát mọi ý tưởng được nêu ra và dành thời gian cho chúng. Động não chính là khám phá mọi khả năng, dù chúng tạo nguồn cảm hứng hay gây cụt hứng. Đây là giai đoạn "thám hiểm", cần phân biệt với giai đoạn "khai thác" khi đưa ra quyết định và xem xét nguồn tài nguyên. Cần có biên giới rõ ràng giữa hai giai đoạn ấy, để bạn không rơi vào cạm bẫy muốn bác bỏ một ý tưởng nào đó quá sớm. Đó cũng là thử thách cho mọi người - họ thường cảm thấy mình phải đánh giá ý tưởng nào đó khi có người phát biểu. Chỉ hành động này thôi cũng giết chết buổi động não.Việc khuyến khích những ý tưởng điên khùng và kỳ lạ cũng rất quan trọng. Dù có vẻ kỳ lạ, nhưng chúng ẩn chứa ngọc quý bên trong. Điểm then chốt là tạo nên càng nhiều ý tưởng càng tốt. Hãy tự đề ra mục tiêu, như tìm ra 500 mùi hương liệu mới cho món kem chẳng hạn. Một khi bạn tìm được 300 mùi, bạn biết rằng mình chỉ còn 200 mùi nữa thôi. Bạn đã vượt qua được đợt sóng ý tưởng đầu tiên và đã sẵn sàng để tạo ra các công thức thú vị và ngạc nhiên nhất. Điều quan trọng cần nhớ: mỗi ý tưởng là một hạt giống của một tiềm năng đáng giá nào đó. Nếu không nảy sinh ý tưởng thì cũng như hạt giống chưa được gieo trồng, sẽ chẳng có thời gian hay nỗ lực nào cho kết quả cả. Càng nhiều ý tưởng càng tốt. Giống như các hạt giống, cần phải có thật nhiều để tìm ra triển vọng tuyệt vời nhất.
Thực tế, ý tưởng điên rồ nhất hóa ra lại là những ý tưởng thú vị nhất khi xem xét mọi yếu tố khả thi.
Quá trình động não sẽ như thế nào?
Một khi đã có không gian, con người và câu hỏi thích hợp, đã nhắc mọi người về các nguyên tắc động não, thì mục tiêu tiếp theo sẽ là làm sao để quá trình đó gặt hái được nhiều kết quả. Mỗi lúc chỉ nên có một cuộc đàm luận, như vậy mọi người có thể tập trung vào cùng một chủ đề. Và trong suốt cả quá trình, bạn sẽ muốn thử thách người tham gia nhìn nhận vấn đề từ nhiều quan điểm khác nhau. Một phương pháp là gỡ bỏ những giải pháp hiển nhiên nhất ra khỏi tập hợp các ý tưởng, buộc bạn phải đạt tới những giải pháp khác. Điều này bắt bạn phải đối mặt với thử thách mà không có những công cụ thường dùng. Ví dụ nếu bạn động não tìm cách đậu xe dễ dàng hơn trong một thành phố đông đúc, câu trả lời thường mong đợi đó là tạo thêm chỗ đậu xe. Nếu loại bỏ khả năng này, thì những khả năng khác ít hiển nhiên hơn sẽ nổi lên.Trong buổi động não, bạn cũng nên nêu ra những gợi ý mang tính khiêu khích và gây ngạc nhiên nhằm giúp mọi người đẩy mạnh giả định của mình. Ví dụ nếu đang tìm ý tưởng cho một kiểu sân chơi mới, bạn có thể yêu cầu thiết kế một sân chơi trên mặt trăng hoặc dưới nước. Bạn có thể hỏi làm thế nào thiết kế sân chơi cho một trăm năm tới hoặc một trăm năm trước đây. Bạn hãy tự hỏi một đứa bé thiết kế như thế nào, hoặc một người tàn tật sẽ hình dung ra sao. Bạn hãy tự hỏi làm thế nào thiết kế sân chơi chỉ với một đôla hoặc với một triệu đôla. Hay bạn có thể yêu cầu họ thiết kế một sân chơi nguy hiểm nhất trên thế giới. Thực tế cho thấy bạn càng đi xa khỏi nơi chốn và thời gian hiện tại, cả về mặt tâm trí lẫn thể xác, bạn càng tưởng tượng ra nhiều ý. Những gợi ý trên sẽ cung cấp một lối đi thuận tiện để giải phóng trí tưởng tượng.
Thêm vào đó, việc xây dựng dựa trên ý tưởng của người khác cũng rất quan trọng. Một buổi động não hoàn hảo sẽ tạo được nhịp điệu cho thảo luận, giống như đang khiêu vũ. Khi một người có một ý tưởng, nhiều người khác sẽ xây dựng dựa trên ý tưởng đó. Sau đó họ lại nhảy vào một ý tưởng mới khác. Vũ điệu có thể gọi là "xây, xây, xây, nhảy!". Để vũ điệu được nhịp nhàng, mọi ý tưởng nên được viết thành một câu ngắn gọn, như "xây căn nhà trên mặt trăng" hoặc "mọi người đều có chìa khóa của tòa nhà" hơn là mô tả dài dòng giống như những kế hoạch kinh doanh. Câu ngắn gọn cũng giống như tít báo cho mỗi ý tưởng.
Ý tưởng được nắm bắt ra sao?
Cần đảm bảo rằng ai cũng có giấy, bút hoặc giấy có keo dính. Điều này nghe có vẻ sơ đẳng nhưng không phải vậy. Nếu chỉ có một người đứng cạnh bảng và viết các ý tưởng, người đó sẽ kiểm soát ý tưởng nào nên giữ lại. Khi mọi người đều viết, bạn sẽ tránh được hiện tượng "cây bút độc tài" bởi người có bút sẽ kiểm soát dòng tư tưởng và quyết định giữ lại ý tưởng nào. Thêm vào đó, nếu ai cũng có sẵn giấy và bút, họ có thể viết, vẽ ý tưởng mọi lúc mà không cần chờ đến lượt trong buổi thảo luận. Khi đến lượt phát biểu, họ đã có sẵn ý tưởng, nên chuyện viết lên bảng sẽ nhanh hơn.Dùng giấy có keo dính giúp mỗi người viết ra ý tưởng khi nó xuất hiện rồi khi đến lúc sẽ dán mảnh giấy lên bảng. Điều này còn buộc họ phải viết "tít báo" ngắn gọn để tóm tắt ý tưởng hơn là dành nhiều thời gian viết đầy các chi tiết. Giấy có keo dính còn giúp bạn sắp xếp lại và dồn các ý tưởng giống nhau về cùng phía. Tất cả những điều này sẽ tăng thêm phần sáng tạo.
Một phương pháp giá trị khác để nắm bắt ý tưởng là sử dụng sơ đồ tư duy. Về cơ bản, đây là một phương pháp phi tuyến tính để thu thập ý tưởng. Bắt đầu bằng chủ đề viết ngay giữa bảng, bạn vẽ những đường kẻ đến những cụm từ hoặc hình ảnh có thông tin liên quan, sau đó thêm chi tiết cho những nhánh nhỏ hơn. Ví dụ nếu đang sử dụng sơ đồ tư duy để động não về một cốt truyện cho một cuốn tiểu thuyết trinh thám mới, bạn hãy đặt tiêu đề ngay giữa. Sau đó vẽ các đường nối với từ hoặc hình ảnh chung quanh điểm giữa, như về nhân vật, bối cảnh, diễn tiến câu chuyện, hoàn cảnh lịch sử. Bạn có thể thêm chi tiết cho từng ý trên bằng các nhánh nhỏ hơn chung quanh. Một hình ảnh tìm nhanh trên mạng về sơ đồ tư duy sẽ cho bạn thấy vô số cách trình bày để gây cảm hứng. Dưới đây là một ví dụ về sơ đồ tư duy của Paul Newman, có những nhánh chính là ai, cái gì, ở đây, khi nào, và tại sao vẽ một sơ đồ tư duy:
Một buổi động não mất bao lâu?
Thường thì ta không thể có đủ năng lượng để kéo dài một buổi động não hiệu quả hơn 1 tiếng đồng hồ. Điều cốt lõi là buổi động não đủ dài để vượt ra khỏi làn sóng ý tưởng bình thường. Tuy nhiên, những buổi kéo dài như vậy nên chia thành nhiều phần nhỏ (10 đến 15 phút) bằng cách đưa ra nhiều gợi ý khác nhau để buổi thảo luận luôn tươi mới và mọi người đều tham gia.Tốt nhất là lúc kết thúc buổi động não là lúc cao trào, khiến mọi người còn muốn nói nữa. Thật ra, không gì tốt hơn buổi động não sôi động. Ai cũng cảm thấy mình liên quan và có giá trị, bởi vì người khác đã dựa vào ý tưởng của mình.
Sau khi xong bạn sẽ làm gì?
Đôi khi phần kết thúc buổi động não lại là phần khó khăn nhất. Như đã nói lúc đầu, những ai tham gia động não sẽ trình bày mọi quan điểm, nhưng họ không phải là người quyết định ý tưởng nào sẽ được thực hiện. Dẫu vậy, người tham gia thường nôn nóng chọn ý tưởng hay nhất, và bạn nên biết ý thích của họ là gì. Với mục tiêu ấy, hãy cho mọi người cơ hội bầu chọn ý tưởng hàng đầu theo nhiều khía cạnh khác nhau. Ví dụ bạn yêu cầu mọi người gắn ngôi sao đỏ vào ý tưởng nào ảnh hưởng nhất, sao xanh vào ý tưởng nào có thể làm ngay, sao vàng là ý tưởng nào hiệu quả nhất. Quá trình này cung cấp cho người đưa ra quyết định những thông tin hữu ích, và giúp mọi người có cơ hội bộc lộ ý kiến.Bước cuối cùng là nắm bắt những sự kiên đã xảy ra. Hãy chụp hình mọi ý tưởng, ghi chú đầy đủ, giữ lại những tài liệu nào có thể lưu trữ. Đó là những sản phẩm quý giá của buổi động não. Những tài liệu sẽ được nghiên cứu bất cứ lúc nào trong tương lai. Theo thời gian, những ý tưởng dường như phi thực tế lúc này biết đâu lại rất hứa hẹn.
Khi được làm tốt, kỹ thuật động não sẽ cho phép bạn tận dụng trí tưởng tượng của mình, thách thức các định kiến có sẵn, vượt ra khỏi những câu trả lời rõ ràng để nảy sinh ý tưởng độc đáo và duy nhất. Đó là phương cách tuyệt vời hầu tìm được những giải pháp chưa ai nhận ra cho mọi vấn đề dù lớn hay nhỏ, một kỹ thuật cần thiết cho mọi chuyên gia cách tân. Càng thực hành, quá trình động não càng mang lại kết quả, bạn cùng cộng sự cùng có nhiều ý tưởng đa dạng. Như vậy, động não chính là chìa khóa giúp nâng cao và thể hiện trí tưởng tượng của bạn.
Mong các bạn ủng hộ tác giả mua và đọc cuốn sách này cũng như những ghi chú của mình về những khía cạnh mà tác giả trình bày trong cuốn sách. Hy vọng những tư duy này sẽ giúp ích cho bạn hiện tại cũng như tương lai trong công việc của mình.
Comments
Post a Comment