Skip to main content

(BBD) UI Testing trên iOS 9 và XCode 7

UI Testing (User Interface Testing) còn được gọi là BDD (behavior-driven development) hay Test Automation. Nói tóm lại khi nào bạn sử dụng UI Testing vào dự án bạn đang làm? Theo Apple thì những tiêu chí dưới đây sẽ cần để ứng dụng UI Testing:
- Bổ sung thêm Unit Test cho kịch bản (scenario) hay hành động (actions) mà bạn thường xuyên phải làm hay luồng quan trọng của dự án (important application flow).
- Bổ sung thêm tính chính xác cho hệ thống.
- Có thể bao khối hết những khía cạnh của test chức năng (functionality unit test).
Vì thế tuỳ theo từng dự án bạn làm cần chất lượng cao hơn thì bạn nên ứng dụng UI Testing và để luôn luôn đảm bảo hệ thống bạn chạy một cách chính xác và đúng đắn.

Trước khi Apple giới thiệu UI Testing trong WWDC 2015 thì cũng có những framework có thể làm được như vậy như:
- UIAutomation: của Apple phát triển, viết bằng ngôn ngữ javascript. Viết code trên này rất bất tiện.
- Cedar: làm việc trên Ruby on Rails. Theo tác giả của trang blog này đánh giá framework này rất tốt. Mình chưa thử sử dụng nhưng theo kinh nghiệm mình làm trước giờ mấy framework mà không do Apple phát triển có thể mỗi lần update iOS mới có thể sẽ không dùng được. Vì thể mình hay ưu tiên dùng những gì do Apple phát triển, nếu Apple chưa hỗ trợ mình mới dùng framework ở ngoài.
- Frank: từ lâu rồi không còn hỗ trợ nữa.
- KIF: bị phá vỡ mỗi phiên bản mới iOS.
- Subliminal: Không chạy ổn định bằng dòng lệnh (command line).

Sau đây mình sẽ giới thiệu cách sử dụng UI Testing trên XCode 7.
Bạn muốn sử dụng UI Testing thì phải dùng XCode 7ứng dụng phải viết trên iOS 9 hoặc OS X 10.11.

3 đối tượng chính được thêm vào XCTest mà bạn cần quan tâm là:
- XCUIApplication
- XCUIElement
- XCUIElementQuery

Bước 1: Khởi tạo dự án tên "UITestingDemo", mình chọn viết bằng ngôn ngữ Objective-C (Swift tương tự như vậy) và check vào "Include UI Tests" như sau:


XCode sẽ sinh ra thêm 1 target dành cho UI Testing.

Bước 2: Tạo giao diện màn hình như sau:
Nhấn vào dấu ('+') sẽ chuyển sang màn hình thêm device:

Bạn có thể tải source code ban đầu tại đây:

XCode mới hỗ trợ công cụ tự sinh ra code test UI Apple gọi đó là UI Recording như hình sau:

Bước 3: Bạn viết tên hàm test để xoá hết những cell trên table bằng cách nhấn con trỏ chuột vào phương thức test, sau đó nhấn vào button "Recording". Ứng dụng sẽ tự động chạy lên, bạn thao tác xoá cell trên màn hình như hình bên dưới:
Sau đó XCode sẽ tự động sinh code như hình ở bên trên.
Bạn có để ý thấy dòng số 45 có 1 dấu checkbox nhỏ. Tức là chỗ đó XCode có thể cho phép bạn chọn cách viết khác ngoài cách mà XCode gợi ý cho bạn:

Bạn nhấn vào checkbox đó sẽ hiển thị màn hình như sau:

Sau đó bạn có thể chạy Test, XCode sẽ tự động test như sau:

Bạn có thể tuỳ chỉnh lại code đó như sau để kiểm tra xem những cells đó có được xoá hết hay không bằng cách sau:
- (void)testUIDeleteAllCellsOnTable {
XCUIApplication* app = [[XCUIApplication alloc] init];
[app launch];
XCUIElement* devicesNavigationBar = app.navigationBars[@"Devices"];
[devicesNavigationBar.buttons[@"Edit"] tap];

XCUIElementQuery* tablesQuery = app.tables;
while (tablesQuery.cells.count > 0) {
int count = (int)tablesQuery.cells.count;
XCUIElement* cell = [tablesQuery.cells elementBoundByIndex:0];
XCUIElement* deletedCell = [cell.buttons matchingPredicate:[NSPredicate predicateWithFormat:@"label BEGINSWITH 'Delete'"]].element;
[deletedCell tap];
XCUIElement* deleteButton = [[[cell childrenMatchingType:XCUIElementTypeButton] matchingIdentifier:@"Delete"] elementBoundByIndex:0];
[deleteButton tap];
XCTAssertEqual(tablesQuery.cells.count, (count - 1));
}
XCTAssertEqual(tablesQuery.cells.count, 0);//Empty
[devicesNavigationBar.buttons[@"Done"] tap];
}
Vì sao lại viết "label BEGINSWITH 'Delete'" như vậy? Mình trỏ debug và print log của đối tượng cell sẽ sinh ra cấu trúc như sau:
Cấu trúc chính của ứng dụng như sau: Application -> Window -> Other -> Other -> Other -> Table -> Cell:
Path to element:
→Application 0x7fa94be34ea0: {{0.0, 0.0}, {375.0, 667.0}}, label: 'UITestingDemo'
↳Window 0x7fa94be35360: Main Window, {{0.0, 0.0}, {375.0, 667.0}}
↳Other 0x7fa94be359f0: traits: 8589934592, {{0.0, 0.0}, {375.0, 667.0}}
↳Other 0x7fa94be3a7f0: traits: 8589934592, {{0.0, 0.0}, {375.0, 667.0}}
↳Other 0x7fa94be3af50: traits: 8589934592, {{0.0, 0.0}, {375.0, 667.0}}
↳Table 0x7fa94be3b6d0: traits: 35192962023424, {{0.0, 0.0}, {375.0, 667.0}}
↳Cell 0x7fa94be3beb0: traits: 8589934592, {{0.0, 64.0}, {375.0, 44.0}}
Từ cell có những thành phần như Delete Button, Static Text, Reorder Button:
in debug ra như sau:
Element subtree:
→Cell 0x7fa94be3beb0: traits: 8589934592, {{0.0, 64.0}, {375.0, 44.0}}
Button 0x7fa94be3c630: traits: 8589934593, {{0.0, 64.0}, {47.0, 44.0}}, label: 'Delete iPhone 5'
StaticText 0x7fa94be3cdb0: traits: 8589934656, {{54.0, 64.0}, {266.0, 43.5}}, label: 'iPhone 5'
Button 0x7fa94be3d500: traits: 283467841537, {{323.0, 64.0}, {52.0, 44.0}}, label: 'Reorder iPhone 5'
Khi nhấn và button "Delete iPhone 5" thì sẽ xuất hiện màn hình sau:
vì thế ta phải viết code sau để nhấn vào button "Delete":
XCUIElement* deleteButton = [[[cell childrenMatchingType:XCUIElementTypeButton] matchingIdentifier:@"Delete"] elementBoundByIndex:0];
[deleteButton tap];

Dựa trên cách viết như trên mình viết thêm đoạn code di chuyển những cell của table như sau:
- (void)testUIReorderCells {
XCUIApplication* application = [[XCUIApplication alloc] init];
[application launch];
XCUIElement* devicesNavigationBar = application.navigationBars[@"Devices"];
[devicesNavigationBar.buttons[@"Edit"] tap];

XCUIElementQuery* tables = application.tables;
int itemCount = (int)tables.cells.count;
int counter = 0;
while (counter < (itemCount - 1)) {
XCUIElement* cell = [tables.cells elementBoundByIndex:counter];
XCUIElement* reorderButton = [cell.buttons matchingPredicate:[NSPredicate predicateWithFormat:@"label BEGINSWITH 'Reorder'"]].element;
int nextCounter = (counter + 1);
XCUIElement* cell1 = [tables.cells elementBoundByIndex:nextCounter];
XCUIElement* reorderButton1 = [cell1.buttons matchingPredicate:[NSPredicate predicateWithFormat:@"label BEGINSWITH 'Reorder'"]].element;
[reorderButton pressForDuration:2 thenDragToElement:reorderButton1];
counter++;
}
[devicesNavigationBar.buttons[@"Done"] tap];
}
Sau khi chạy sẽ như sau:

Những lưu ý khi viết code để có thể chạy UI testing 1 cách dễ dàng:

  1. Bạn nên thiết lập identifier cho từng control. Vì nếu bạn không thiết lập nó, XCode sẽ tự động lấy theo nội dung text của control đó.
  2. Trường hợp nếu bạn không thiết lập identifier thì nếu bạn viết bằng ngôn khác tiếng Anh như tiếng Nhật thì XCode sẽ tự động sinh ra text Unicode như sau:
  3.  [app.tables.staticTexts[@"\u79cb\u7530\u770c\u3000\u6e6f\u6ca2\u5e02\u3000\u5b57\u611b\u67d3\u5c71\u3000"] tap];
    XCode 7 bị bug dùng ký tự \U để hiển thị, vì thế nếu để tự động tạo thì XCode 7 sẽ báo lỗi như "incomplete universal character name". Bạn nên thay thế hết những ký tự \U thành \u thì sẽ hết báo lỗi và chạy bình thường như tiếng Anh.
Source Code: https://github.com/congpc/UITesting/tree/master

Công cụ dùng để viết: XCode 7, iOS 9

Tài liệu tham khảo:

- https://developer.apple.com/videos/wwdc/2015/?id=406
- http://masilotti.com/ui-testing-xcode-7/

Comments

Popular posts from this blog

Phân biệt biến kiểu Property, Public, Protected, Private trong ngôn ngữ Objective C

- Theo kinh nghiệm làm việc của mình với các bạn trong nhóm khi lập trình Objective-C và cũng đọc qua code của những project cũ. Ít khi nào mọi người để ý và khai báo đúng với ý đồ của từng đối tượng, và vi phạm quy tắc tính đóng gói, tính bảo mật thông tin của đối tượng trong lập trình hướng đối tượng (Tham khảo lý thuyết Lập trình hướng đối tượng tại trang Wiki ). - Theo ngôn ngữ lập trình Java, người ta khuyến khích mỗi khi dùng biến kiểu public thì nên đặt 1 biến private và hỗ trợ những hàm getter/setter để truy suất biến private đó.     + Nguyên nhân họ nói là đảm bảo tính đóng gói, và nếu sau này có thay đổi gì trên biến đó bạn có thể sửa được dễ dàng, chi tiết về vấn đề này ở đây .     + Nói tóm tại thì nguyên nhân chính là có thể kiểm soát được truy xuất đến giá trị của 1 đối tượng từ bên ngoài, có thể dễ dàng mở rộng code bằng cách override lại những hàm getter/setter. - Các bạn có thể áp dụng nguyên tắc đó từ bên Java qua ngôn ngữ lập trình Object...

(Kinh nghiệm) Auto layout và Size classes trong iOS - Phần 1

Trước đây khi viết những ứng dụng chạy trên nhiều màn hình hoặc hỗ trợ màn hình xoay ngang, xoay dọc mọi người hay dùng code để có thể chỉnh được những vị trí cũng như kích thước của những đối tượng. Hoặc có thể dùng Autosizing để tự động canh chỉnh những đối tượng nhưng không tối ưu và tiện lợi cho lắm, hình minh hoạ ở dưới: Vì thế từ lúc Apple phát hành ra iPhone 5, iPhone 5s với kích thước màn hình là 4 inch, làm phát sinh thêm vấn đề " Làm thế nào ta có thể thiết kế giao diện có thể chạy được trên nhiều màn hình? " mà không làm thay đổi nhiều code để có thể dễ dàng bảo trì ứng dụng. Apple mới phát triển chức năng Auto Layout và Size Classes để thực hiện nhiệm vụ này. Nếu bạn đã quen dùng Autosizing để thiết kế giao diện thì bạn có thể vẫn sử dụng chúng. Nhưng tuỳ theo từng dự án mà khách hàng hay người PM hoặc leader của bạn muốn bạn dùng công nghệ mới Auto Layout và Size Classes   để làm layout trên iOS mà không cần dùng bất cứ đoạn code nào và chỉ viết trên 1 storyboard...

(Căn bản) Bài 1: Hướng dẫn tạo tài khoản Apple ID và iTune không cần thẻ Visa hoặc MasterCard

Nếu bạn muốn lập trình trên iOs hoặc trên MacOs thì bạn nên có tài khoản Apple ID và tài khoản iTune. Sẽ hữa ích cho bạn khi cài đặt và nân cấp chương trình XCode. Nhưng khó khăn ở chỗ nếu bạn không có thẻ Visa hoặc Master Card, mà vẫn muốn có tài khoản để có thể cài ứng dụng trên AppStore. Sau đây mình xin hướng dẫn cách tạo tài khoản mà không cần những thẻ đó và có thể tạo tài khoản trên những store ở các nước khác. Đầu tiên bạn mở chương trình iTune lên và vào tab "App Store", sau đó bạn kiếm chương trình nào Free và nhấn vào đó nó sẽ hiển thị ra màn hình như sau:    Khi đang ở màn hình này bạn nhấn vào chữ "Free" bên dưới hình sẽ hiển thị ô cho bạn nhập Apple ID và Password.Vì bạn chưa có nên hãy nhấn vào nút "Create Apple ID" để tạo tài khoản. Sau khi bạn nhấn vào nút "Create Apple ID" bạn sẽ qua màn hình như bên dưới. Tại đây bạn có thể chuyển AppStore của các nước (Vì có những chương trình chỉ cài được trên từng AppStore mỗi nước thôi) hi...